• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Nam Thanh
    29 Tháng 8, 2024
    Truyện ngắn Trần Thị Hồng Anh
    18 Tháng 3, 2025
    Latest News
    Thơ Tạ Thị Thảo
    8 Tháng 6, 2025
    Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
    8 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Thanh Cầm
    8 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Hoàng Hạnh
    8 Tháng 6, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: ẤN TƯỢNG VỀ MỘT BẬC LƯƠNG Y – CƯ SĨ GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG > Chân Dung Cuộc Sống > ẤN TƯỢNG VỀ MỘT BẬC LƯƠNG Y – CƯ SĨ GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Chân Dung Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

ẤN TƯỢNG VỀ MỘT BẬC LƯƠNG Y – CƯ SĨ GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 22 Tháng 5, 2025 7:20 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Kiều Bích Hậu

Lần đầu tiên tôi gặp Thầy Chân Không Không là trong một sự kiện tôn vinh “Cao Trà Mục Nhan” – một loại trà độc đáo, nổi tiếng bởi công dụng bồi bổ và thanh lọc cơ thể. Trong không gian gần gũi, hào hứng sôi nổi ấy, giữa những vị giáo sư, văn nghệ sĩ, doanh nhân và các nhà báo, tôi bất ngờ chú ý đến một người đàn ông dáng người mảnh dẻ, gương mặt hiền từ, ánh mắt sáng và sâu, bước đi chậm rãi như trôi cùng không khí.

Thầy Chân Không Không tặng sách “Tự làm thầy thuốc cho mình” tới chị Lê Hoa – nhà sáng lập Cao Trà Mục Nhan

Ông được giới thiệu với một danh xưng rất lạ: “Lương y – Cư sĩ”. Tôi nghe và tự hỏi: lương y thì đã quen, cư sĩ thì cũng không lạ, nhưng kết hợp lại thì dường như ông đang làm một công việc vừa chữa thân bệnh vừa khai mở tâm trí con người – một hành trình y đạo song hành với đạo tu. Và đúng như thế.

Thầy Chân Không Không, theo tôi quan sát, khoảng ngoài 70 tuổi, nhưng phong thái và làn da như một người chỉ mới ngoài 60. Đến khi được biết ông đã bước qua tuổi 80, tôi thật sự kinh ngạc. Phải chăng thiền định, chay tịnh và lòng từ bi là phương thuốc trường thọ hữu hiệu nhất?

Thầy Chân Không Không
Cuốn sách “Tự làm thầy thuốc cho mình” của thầy Chân Không Không

Trong phần phát biểu ngắn tại sự kiện, Thầy khiến tôi đặc biệt ấn tượng với bài nói về 5 tác dụng quan trọng của chè xanh: tốt cho gan mật, tim mạch, dạ dày, phổi và thận. Cách thầy trình bày ngắn gọn, mạch lạc và nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục. Mỗi từ thốt ra đều như nhỏ vào lòng người nghe một giọt tỉnh thức. Ngay lúc ấy, tôi quyết định từ nay sẽ tập uống chè xanh mỗi ngày, không chỉ vì sức khỏe, mà còn như một cách kết nối với những giá trị sâu sắc mà Thầy truyền tải.

May mắn cho tôi khi trong bữa tiệc sau chương trình, tôi lại được ngồi cùng bàn với Thầy. Đây là cơ hội quý giá để được nghe trực tiếp những lời chia sẻ mộc mạc mà thấm đẫm trí tuệ từ vị lương y – cư sĩ đặc biệt này. Những câu hỏi của các giáo sư, nghệ sĩ, doanh nhân lần lượt được Thầy trả lời với sự điềm tĩnh, từ tốn, nhưng sâu sắc lạ kỳ. Một trong những điều khiến tôi tâm đắc nhất là lời thầy nói về thiền và luyện carbon – một khái niệm lạ lẫm với tôi.

Thầy nói, mỗi ngày Thầy thiền để luyện carbon – một dạng năng lượng có trong không khí và vũ trụ mà người thường không biết cách tiếp nhận. Đó chính là con đường mà các bậc Phật tu luyện, để khi viên tịch có thể để lại xá lợi. Những hạt xá lợi ấy không phải từ thịt xương vật chất, mà từ tinh luyện năng lượng vi tế – một biểu hiện của thân tâm thuần khiết. Nghe đến đó, tôi như ngộ ra rằng cơ thể không chỉ sống bằng cơm áo gạo tiền, mà còn sống bằng năng lượng tâm linh, bằng hơi thở, bằng sự tĩnh lặng trong thiền định.

Khi các món ăn được dọn ra bàn, mọi người nồng nhiệt mời Thầy dùng bữa. Nhưng Thầy từ chối một cách nhẹ nhàng: “Mỗi ngày tôi chỉ ăn một bữa, ăn chay đã 50 năm nay.” Thầy không dùng thuốc, không đau bệnh, thời gian chủ yếu dành cho việc viết sách và chữa bệnh cho người – như một sứ mệnh vô hình mà ông đã tự nguyện chọn.

Thật hiếm thấy một người vừa am hiểu y học, vừa thấu suốt đạo lý, lại có đời sống thanh đạm và bình an đến vậy giữa thời đại ồn ào, thực dụng. Sự hiện diện của Thầy là một lời nhắc nhẹ nhàng về lối sống giản dị, thanh lọc và kết nối với chính mình.

Lát sau, nhà báo – chuyên gia tổ chức sự kiện Hà My đến ngồi cùng bàn. Cô nhỏ nhẹ chia sẻ với tôi rằng cô đã từng gặp Thầy trong một lần chuẩn bị làm chương trình tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng tại Quảng Trị. Khi biết đến chương trình, Thầy không chỉ động viên mà còn góp 50 triệu đồng để hỗ trợ tổ chức. Một con số không quá lớn với nhiều người, nhưng đầy ý nghĩa khi đến từ một bậc tu hành không làm kinh doanh, không thu lợi, chỉ lặng lẽ sống và cho đi.

Câu chuyện ấy như điểm kết đẹp cho buổi gặp đầu tiên đầy duyên lành của tôi với Thầy Chân Không Không. Một con người không ồn ào, không khoa trương, nhưng từ khí chất, lời nói đến hành động đều toát lên một tấm lòng bác ái, một trí tuệ lặng lẽ mà lan tỏa. Giữa cuộc đời này, nếu có thể gặp được một người như thế – tôi tin là phúc phần.

Và tôi mong, ai hữu duyên, cũng sẽ có lúc được ngồi bên Thầy, nhâm nhi chén chè xanh, nghe Thầy nói về đạo, về y, về cách sống nhẹ nhàng mà khỏe mạnh giữa trần gian nhiều biến động này.

More Read

Bến phà thương nhớ trong ký tức tuổi thơ tôi
KHÚC DƯ HƯƠNG TRONG CÕI VÔ THƯỜNG
VĂN HỌC VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT
Tổng kết Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 – 2025 và Trao giải Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất
Nhiều điều bổ ích, lý thú khi dịp hè cho trẻ được trải nghiệm cuộc sống ở làng quê
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Lá thư của cô bé 13 tuổi gửi Tổng thống Mỹ – Nhà văn Bulgaria với Tình yêu Việt Nam
Next Article Hãy luôn nở nụ cười để cuộc đời vui hơn

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Trà Việt – Từ tinh hoa đến sức mạnh chữa lành và lan tỏa văn hóa

Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ…

13 Min Read
“Hồi ức Thế Hùng”: Cuốn sách khắc họa 56 chân dung tài hoa của đất Việt

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2025 – Vào lúc 9…

7 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

KHÚC DƯ HƯƠNG TRONG CÕI VÔ THƯỜNG

Tôi đón nhận bản thảo tập thơ Khúc dư hương…

22 Tháng 6, 2025

Truyện ngắn Izza Fartmis – Morocco

Sinh ra tại Casablanca và hiện…

21 Tháng 6, 2025

VĂN HỌC VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT

Văn học là nghệ thuật của…

20 Tháng 6, 2025

Thơ Nguyễn Khang

Cánh đồng mùa hạ/ Mặt trời…

19 Tháng 6, 2025

Tổng kết Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 – 2025 và Trao giải Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất

Sáng ngày 13/6/2025, tại TP. HCM,…

19 Tháng 6, 2025

You Might Also Like

Góc Nhìn Nhà VănVăn

Nguyễn Văn Học và tập truyện khơi mở những vấn đề xã hội

“Cái chết của vua câm” (NXB Văn học) - tập truyện mới của Nguyễn Văn Học…

19 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIĐối Thoại Với Cuộc Sống

Tọa đàm Việt Nam – Singapore: Vượt sóng gió thương mại, khai mở cơ hội mới

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2025 – Tại President Club (Hà Nội)…

4 Min Read
Chân Dung Cuộc Sống

Hoài nhớ về một thuở ấu thơ ở làng

Tôi sinh ra ở một vùng thôn quê, vì vậy tuổi thơ được đo đếm bằng chiều dài…

9 Min Read
Chân Dung Cuộc Sống

Thân thương chiếc nón lá và tấm áo tơi của mẹ

Mới đây tôi về quê nhân ngày giỗ của ngoại, và sau khi đã cùng các cậu…

7 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?