“Ăn” vào giáo dục là “ăn” vào tương lai dân tộc

“Ăn” vào giáo dục là “ăn” vào tương lai dân tộc

VĂN LÊ

Một bộ phận GV, nhân viên bán tin, bán nghi xì xào cảm nhận được có tiêu cực diễn ra trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị GD, nhưng không dám lên tiếng vì thiếu bằng chứng.

 Chỉ đến khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vào cuộc, những mảng tối được đưa ra ánh sáng và những sâu mọt, những tên “giặc nội xâm” trong GD lộ nguyên hình. 

Đó không chỉ là Phạm Thị Hằng – Nguyên Giám đốc sở GD&ĐT Thanh Hóa mà còn là Vũ Liên Oanh – Cựu Giám đốc sở GD   &ĐT tỉnh Quảng Ninh; Nguyễn Văn Kiên- Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên.

 Từ những “thủ lĩnh” của ngành GD, chúng đã thoái hóa, biến chất thành những sâu mọt đục khoét “ăn tàn, phá nát” ngành GD. Chúng giương vòi bạch tuộc, bảo kê cho cấp dưới, cấu kết với Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty Sách và Thiết bị trường học; lãnh đạo các 

Công ty cổ phần cung cấp dịch vụ GD, Công ty cố phần thẩm định giá, các Trưởng, Phó phòng Kế hoạch – Tài chính; Kế toán thành “liên minh ma quỷ” để trục lợi. Những Ngô Vui (cựu Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính sở GD &ĐT Quảng Ninh), Hà Huy Long (cựu Phó phòng Kế hoạch – Tài chính sở GD&ĐT Quảng Ninh); Trịnh Mạnh Cường ( Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính sở  GD &ĐT Điện Biên); Đinh Văn Hữu (Giám đốc Công ty cố phần Sách và Thiết bị trường học Điện Biên), Võ Thúc Chính (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây dựng T&C); Ng uyễn Quang Tuyến (Phó Giám đốc Công ty cố phần Sách và Thiết bị trường học Điện Biên); Trịnh Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Phụng (Phòng kế hoạch tài chính sở GD &ĐT Thanh Hóa), Lê Thế Sơn, Vũ Thị Ninh (Công ty CP Sách và thiết bị GD Thanh Hóa); Nguyễn Quốc Việt (Công ty CP thẩm định giá BTC Value) và gần đây Lê Viết Cường -Giám đốc Trung tâm Tài chính công Hà Tĩnh; Đinh Quốc Tần- Tổ trưởng tổ đấu thầu; Nguyễn Thị Thanh Tâm-Giám đốc kinh doanh Công ty Hồng Hà; Phạm Viết Anh Vũ – Giám đốc chi nhánh Hà Tĩnh, Công ty Hồng Hà; Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Hồng Hải – Công ty Phương Anh; Nguyễn Xuân Thiện-Công ty P&T; Nguyễn Xuân Hiếu đã bị tra tay vào còng… 

Hành động của chúng phớt lờ Luật đấu thầu bằng các thủ đoạn gian manh, tinh vi như “thông thầu”, bày “quân đỏ”, “quân xanh” “cài thầu”, “bảo kê” tìm “sân sau”, “thổi giá” một cách trắng trợn cao gấp nhiều lần thiết bị để hưởng lợi   bất minh.

 Ví dụ, tại Hà Tĩnh, máy chiếu có giá 7 triệu đồng/chiếc bị thổi lên tới 35 triệu đồng /chiếc. Với 17 lô thiết bị, với tổng giá trị 250 tỷ, chúng đã làm thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 60 tỷ đồng. 

Dư luận bức xúc cho rằng chỉ 17 gói thầu mua sắm trang thiết bị trong thời gian 2 năm (2017- 2019) mà thất thoát hàng chục tỷ đồng, vậy những năm trước 2017 và sau 2019, tại Hà Tĩnh có hiện tượng thất thoát như thời gian 2017-2019 không? Cũng như vậy, chỉ trong thời gian 2019-2020 tại Sở GD&ĐT Điện Biên chỉ có 2 gói thầu, Giám đốc Sở GD&ĐT đã thông đồng với Công ty CP Sách và Thiết bị trường học, Công ty CP thẩm định giá BCT VaLuye đã gây thiệt hại 7,5 tỷ đồng.

 Tại Thanh Hóa chỉ có 1 lô thiết bị dạy học của lớp 1 trong 1 năm học 2020-2021 Tổng giá trị 119 tỷ đồng, mà nhiều tỷ đồng đã bị bà Phạm Thị Hằng- nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT và đồng bọn rút ruột.

 Tại Sóc Trăng, hơn một tháng (từ 30/9 đến 19/10/2021) ông Châu Tuấn Hồng – Giám đốc sở GD&ĐT đã ký 04 Quyết định lựa chọn nhà thầu cho 4 gói thầu mua   182 ✦ NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG – SỐ 13-2023 sắm trang thiết bị GD với tổng số tiền hơn 90 tỷ đồng. Giá cả ký kết chệnh lệch so với mặt bằng thị trường hơn 12 tỷ đồng! 

Nghiêm trọng hơn, tại sở GD&ĐT Quảng Ninh, trong 3 năm từ 2016-2019, với 6 dự án mua sắm thiết bị ngành học Mầm non và Tiểu học, chúng đã rút ruột ngân sách nhiều tỷ đồng. Chỉ với 2 gói thầu mua sắm trang thiết bị năm 2019 đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 80 tỷ đồng. 

Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất Kết luận điều tra, truy tố bị can; Cơ quan tổ tụng kê biên 8 lô đất của bà Vũ Liên Oanh – Cựu GĐ sở GD&ĐT Quảng Ninh; thu hồi số tiền 14,8 tỷ đồng bị can Ngô Vui-Cựu Trưởng phòng Kế hoạch -Tài chính; 1,855 tỷ đồng do bị can Hà Huy Long-Cựu Phó phòng Kế hoạch – Tài chính chiếm đoạt… 

Như vậy, cơ quan cảnh sát chỉ mới điều tra một phần rất nhỏ các Dự án mua sắm trang thiết bị giáo dục trong thời gian từ 1 đến 3 năm ở một số tỉnh Điện Biên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh mà mức độ tham nhũng đã lên đến con số khủng. 

Dư luận mong muốn các cơ quan chức năng và nhất và Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của các tỉnh, thành phố, Thanh tra  Nhà nước vào cuộc xem xét, điều tra không chỉ các Dự án mua sắm trang thiết bị GD mà còn Dự án xây dựng CSVC trường học nhất là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các tỉnh, thành phố trong thời gian dài… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thoát trong đầu tư mua sắm trang thiết bị. Có người cho lỗi đến từ cơ chế, lại có ý kiến cho rằng trang thiết bị dạy – học là mặt hàng độc quyền GD không phổ biến trên thị trường, nên không mấy ai biết được giá cả.

 Lợi dụng sự mập mờ này, Chủ đầu tư cấu kết với các bên liên quan “thổi giá” vô tội vạ! Mặt khác, hoạt động của thanh tra (bao gồm thanh tra nhân dân trong các cơ quan trường học, thanh tra nhà nước) chưa thật sự hiệu quả; vấn đề tự thanh tra, kiểm tra để phát hiện, kịp thời chấn chỉnh bị xem nhẹ; lại có ý kiến cho rằng công tác giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp chưa thường xuyên; việc thực hiện dân chủ, đấu tranh phê, tự phê bình trong các cơ quan chưa cao; có nơi, có lúc người tố giác tội phạm còn bị oan sai. Việc xử lý người phạm tội chưa đủ sức răn đe…

 Tất cả điều đó khiến cho công tác phòng chống tham nhũng, trong đó có tham nhũng trong đầu   tư mua sắm trang thiết bị GD “sờ đâu, nhúng chàm đó”. Tham nhũng trong GD không chỉ gây thất thoát tiền bạc, ngân sách nhà nước, mà còn làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền mà nguy hiểm hơn gây hậu quả nghiêm trọng vào tương lai của dân tộc. Thật có lý khi nói rằng: “ăn” vào GD là “ăn” vào tương lai dân tộc.

Đổi mới GD phổ thông 2018 đến nay đã đi được nửa chặng đường. Đến năm học 2022-2023, chúng ta đã thực hiện thay sách lớp 1,2,3 (Tiểu học), 6,7 (THCS) và 10 (THPT). Qua theo dõi, đổi mới GDPT còn có những bất cập nhất là trang thiết bị phục vụ Chương trình SGK mới! Nếu tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị   trầm trọng như trên thì làm sao có thể thực hiện được Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”!? Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Học đi đôi với hành”, “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Nếu rút ruột Dự án mua sắm trang thiết bị, các cơ sở GD lấy đâu máy móc để thực hành? 

Chất lượng GD làm sao được đảm bảo, làm sao các nhà trường có đầy đủ điều kiện đào tạo thế hệ trẻ làm “vẻ vang “non sông đất nước, “sánh vai với cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ căn dặn!?  

 Tháng 1/3/2023 V.L.

Leave a Reply

Your email address will not be published.