• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Thúy Ngoan
    30 Tháng 7, 2024
    Truyện thiếu nhi Thanh Cầm
    1 Tháng 1, 2025
    Latest News
    Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái
    12 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Chợ quê và sạp hàng xén ngày xưa của mẹ
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG > Chân Dung Cuộc Sống > Chợ quê và sạp hàng xén ngày xưa của mẹ
Chân Dung Cuộc Sống

Chợ quê và sạp hàng xén ngày xưa của mẹ

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 21 Tháng 4, 2025 3:08 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Nguyễn Thuý Uyên (Trường ĐH Thủ Đô)

Chuyển nhà lên thành phố sống đã lâu, song trong tôi vẫn đau đáu một nỗi niềm nhớ quê da diết, bởi nơi ấy – mảnh đất cằn cỗi, nghèo khó nhưng đã chở che, nuôi tôi lớn khôn bằng cuộc sống đạm bạc của bắp ngô, củ khoai, hạt gạo cùng những bữa cơm dưa cà, rau muối giản đơn…

Vâng, quả đúng là trong những năm tháng sống nơi thành phố với cuộc sống no đủ cùng với những điều kiện tuyệt vời nhưng trong tôi vẫn chưa khi nào quên được suốt quãng đời ấu thơ sống nơi quê nhà đầy gian nan vất vả. Quê tôi, một làng quê cũng giống như bao làng quê Việt thân thương khác, khi ở đó có lũy tre làng xanh mướt cùng những nếp nhà mái ngói, nhà tranh đơn xơ chật hẹp nhưng tình người thì luôn chan chứa rộng mở. Có rất nhiều điều, nhiều ký ức và kỷ niệm để nhớ về mảnh đất quê mình, nhưng có lẽ với hình ảnh cái chợ quê và người mẹ thân yêu của tôi mới là nét khắc vẽ đậm nét nhất trong bức tranh hoài niệm của tâm hồn…

Nhà tôi nằm sát bến sông nhỏ, nơi có một cái chợ làng khá lớn. Thực ra đây là một cái chợ có tầm cỡ là chợ huyện, chợ vùng, chứ không còn bó hẹp trong khuôn khổ của làng nữa, vì cứ cách 3 ngày 1 phiên chợ lại nhóm họp và thu hút người mua kẻ bán từ rất nhiều làng, xã trong huyện tới. Không chỉ vậy, người tới chợ trao đổi, mua bán hàng hóa còn tới từ các huyện lân cận do nơi đây có bến đò là nơi giao thương thuận tiện.

Nhà tôi có mấy sào ruộng và công việc đồng áng cũng chiếm khá nhiều thời gian, công sức của các thành viên trong gia đình. Mấy anh chị em chúng tôi thì sau nửa buổi cắp sách tới trường vẫn tranh thủ giúp cha mẹ mọi việc, khi anh cả tôi thì đảm nhiệm công việc chăn trâu; chị gái thì thường ra đồng cắt cỏ; còn tôi bé út nhất nhà được chiều chuộng nên chỉ phải quét nhà, đun nước uống giúp cha. Mẹ tôi luôn là người vất vả nhất trong gia đình, khi ngoài việc phải chăm lo quán xuyến tất tật những công việc đồng áng, việc nhà, mẹ còn thuê một ki ốt ngoài chợ để bán buôn kiếm thêm đồng rau đồng muối cho mức sinh hoạt của gia đình thêm phần tươm tất.

Cứ tới phiên chợ là mẹ lại dậy thật sớm, cỡ khoảng gà gáy canh 2 là mẹ đã phải trở giấc để lo sắp xếp hàng hóa lên chiếc xe đẩy. Vì nhà tôi bán hàng xén, nên có tới hàng trăm loại mặt hàng lỉnh kỉnh, vì vậy mà mẹ phải tỉ mẩn mất trong khoảng non tiếng đồng hồ mới xếp hết hàng lên xe đẩy. Khi công việc xếp hàng lên xe hoàn tất, mẹ lại tất tưởi đẩy xe ra chợ để bày hoàng lê kệ. Nói chung, mẹ thường làm công việc dọn hàng và bày hàng ngoài chợ một mình, chỉ thi thoảng lắm mới có sự phụ giúp của cha, vì cha tôi cũng phải lo chạy chợ bằng công việc giao hàng cho các mối ở huyện bên. Những hôm chợ phiên rơi vào ngày mấy anh chị em chúng tôi được nghỉ học thì mẹ còn đỡ vất vả một chút, khi anh chị tôi luôn dậy sớm để sắp hàng lên xe đẩy giúp mẹ, rồi cùng mẹ đẩy xe ra chợ bày hàng, bán hàng. Mẹ tôi là người phụ nữ đảm đang, chăm chỉ, hay lam hay làm, hết lòng vì chồng con gia đình, vì vậy mà dù công việc đồng áng cũng như bán buôn ở chợ phiên có cực nhọc vất vả đến thế nào thì chẳng bao giờ tôi thấy mẹ than nửa lời. Ngay cả những hôm anh chị tôi, nhiều khi cả tôi nữa, khi ra chợ giúp mẹ dọn, bán hàng hóa gặp cảnh chợ đông người mua, mẹ luôn động viên chúng tôi gắng làm để gia đình đỡ nghèo túng vất vả. Thế nhưng, dẫu có khuyến khích chúng tôi lao động, hay phụ giúp công việc bán buôn ngoài chợ của mẹ thì không bao giờ mẹ quên căn dặn chúng tôi phải chú tâm nhiều hơn cả vào việc học hành, bởi mẹ bảo muốn tiến thân, muốn thoát li khỏi cuộc sống nhà nông khổ cực, vất vả thì chỉ có học và học giỏi…

Những năm tôi bước vào cấp 2 trường làng, vì học chiều, lại đã lớn khôn nên những hôm chợ phiên tôi luôn là người đồng hành cùng mẹ trong việc dọn, bán hàng ở ngoài chợ. Mẹ tôi là người tằn tiện, nhiều khi sau mỗi phiên chợ mẹ không dám mua cho mình một chiếc bánh rán, bát bánh đúc, hay đĩa bún đậu… để ăn lót dạ, dẫu sáng ra mẹ chẳng bao giờ ăn sáng. Ngay cả áo quần của mẹ thì cũng luôn là những bộ đồ cũ mà chẳng mấy khi mẹ chịu mua cho mình ít đồ mới, kể cả khi đó là ngày tết nhất. Ấy vậy mà, sau mỗi phiên chợ mẹ luôn lo mua đồ ăn cho con cái, mua thức ăn cho gia đình. Quần áo của chồng của con cái thì mẹ cũng luôn chu đáo, khi thông thường cứ sau khoảng vài, ba tháng là mẹ lại mua một bộ đồ mới cho anh chị em chúng tôi. Cha tôi thì ít hơn, nhưng khoảng 1 năm thì mẹ lại tự tay ra tiệm đặt may cho cha một bộ đồ mới để cha diện trong những bữa đi ăn cỗ trong làng.

So với những hộ gia đình khác trong xóm, trong làng thời đó thì từ lúc nhà có sạp hàng xén và công việc buôn bán của mẹ ở chợ mà kinh tế gia đình nhà tôi thuộc diện khấm khá. Chuyện trẻ con nhà hàng xóm bị đứt bữa vì thiếu gạo trong những độ giáp hạt, phải liên tục ăn cơm độn ngô, khoai là thực tế, trong khi mấy anh chị em chúng tôi luôn được ăn cơm vậy trắng phau. Thức ăn thì nhà tôi hôm nào cũng có, khi thì cá, lúc lại thịt, trứng…, chứ chẳng mấy khi bữa ăn chỉ có rau, muối, tương, cà…

Năm tháng qua đi, mấy anh chị em chúng tôi đã lớn khôn, khi người nào cũng bước vào đại học, ra trường và có công ăn việc làm ổn định. Tôi lập gia đình và ở lại thành phố lập nghiệp, còn cha mẹ tôi cũng bán nhà ở quê chuyển lên sinh sống cùng vợ chồng người anh trai tôi trên thành phố. Gia đình tôi không còn ai sống tại miền quê dấu yêu đó nữa, vì vậy mà nhiều năm nay tôi chưa có dịp về thăm lại quê cũ, thăm lại cái chợ quê để tìm lại hình bóng người mẹ tôi lụi cụi vất vả bên sạp hàng xén. Mẹ tôi mới đây đã trở thành người thiên cổ, chính vì vậy mà mỗi lần nhớ về quê hương, nghĩ về mẹ là tôi lại thấy thương bà, biết ơn mẹ quá nhiều, bởi nếu không có cái chợ quê và sạp hàng xén của mẹ, thì mấy anh chị em chúng tôi làm gì có cơ hội học hành để mà thành đạt với công ăn việc làm ổn định nơi thành phố như bây giờ…

Ảnh minh họa: Một mâm cơm trong gia đình người Việt. Nguồn: Tạp chí Thời đại

More Read

Ngắm và cảm nhận hình bóng “Hà Nội ơi” 
HƯƠNG MƯA ĐẦU HẠ
Nhớ anh Lân Cường
Một câu chuyện mang tính văn hóa về thất bại
Quê hương bánh đúc tuổi thơ
TAGGED:Nguyễn Thúy Uyên
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Thơ Nguyễn Hồng Quang
Next Article 50 phút cho những khoảnh khắc lịch sử 50 năm

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Truyện ngắn Trần Thủy

Trần Thủy sinh năm 1976 tại Hà Nội, hiện chị đang sinh…

35 Min Read
Tập thơ “Muối mặn dâng đời” của Nguyễn Đình Tâm ra mắt tại Mỹ

Tháng 4 năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong…

6 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái

Viên Nguyệt Ái tên thật là Nguyễn Phương Thúy sinh…

12 Tháng 5, 2025

HƯƠNG MƯA ĐẦU HẠ

Chiều nay, khi những đám mây…

10 Tháng 5, 2025

Nhất

Tôi muốn vẽ bức tranh hoành…

9 Tháng 5, 2025

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a…

8 Tháng 5, 2025

Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung…

8 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Chân Dung Cuộc SốngVăn

Hoài nhớ những cây mít vườn quê

Vào dịp mùa hè, cứ mỗi buổi sớm mai, khi vừa chợt tỉnh giấc để chuẩn bị…

11 Min Read
Chân Dung Cuộc Sống

Tôi và… “áo dài ơi!”

Tôi là người mê áo dài từ thời còn đi học nên khi nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên…

9 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngVăn

Giới thiệu sách “An Giang núi rộng sông dài” (tái bản)

Sau 10 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm “An Giang núi rộng sông dài”…

4 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIĐối Thoại Với Cuộc Sống

“Rừng nghĩa trang” ở Đức, nơi yên nghỉ của những người yêu thiên nhiên

Trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây, tại nước Cộng hòa Liên bang Đức…

9 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?