• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    ĐI TÌM HẠNH PHÚC
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Đào An Duyên
    Thơ Đào An Duyên
    17 Tháng 12, 2024
    Latest News
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
    Truyện ngắn Thanh Tám
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading:  CON TRÂU CUỐI CÙNG Ở LÀNG
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG > Truyện ngắn >  CON TRÂU CUỐI CÙNG Ở LÀNG
Truyện ngắn

 CON TRÂU CUỐI CÙNG Ở LÀNG

Kiều Bích Hậu
Last updated: 7 Tháng mười một, 2023 8:42 sáng
Kiều Bích Hậu
Share
SHARE

Truyện ngắn của VŨ ĐẢM

Chị Liễn gọi điện cho tôi, nghe trong giọng chị có cả sự nghẹn
ngào, cậu ơi, con Một sừng vật vã mấy ngày nay mà chưa chết, hễ nhắc đến tên cậu là đôi mắt nó lại sáng lên, chắc là nó mong muốn được gặp lại cậu lần cuối, trước lúc nó nhắm mắt đi xa!

Con Một sừng, chỉ nghe tên nó, tâm hồn tôi đã xao động chứ đừng nói  đến việc nó đang hấp hối. Hai năm rồi vì vợ bị tai nạn mà tôi chưa gặp lại  con Một sừng; những năm trước, năm nào tôi cũng thu xếp cho vợ con bay  từ Sài Gòn về quê ăn Tết để thắp hương cho tổ tiên, bố mẹ, thăm hàng xóm  láng giềng và tất nhiên tôi không thể không vuốt ve thăm hỏi con Một sừng,  rồi chính tay tôi dắt nó ra cánh đồng làng. Tôi cưỡi lên lưng con Một sừng để  nó thong dong gặm cỏ còn tôi lại tha thẩn lần hồi lại những kỷ niệm đẹp đẽ  nhất của tuổi thơ. 

Hai mươi năm có lẻ trước đây, bố tôi đang là một chủ nhiệm Hợp tác xã  được dân tin yêu thì ông đột ngột từ chức vì ông thấy cán bộ chủ chốt của xã  tham ô, đánh chén nhiều quá, ông can ngăn chả được nên xin nghỉ việc, mua  một con trâu gày nhẳng với mục đích, không giúp được dân với cái chức chủ  nhiệm thì về làm thợ cày giúp dân; ai cũng chê cười con trâu sẽ chả làm nên  trò trống gì. Bố tôi chỉ im lặng, vì ông biết xem tướng cho con trâu; mông  to ngực nở là rất khỏe, dáng đi vững chãi là rất hiên ngang, mắt to và sáng là  rất nhân ái, không bao giờ phản chủ. Nó gầy nhẳng là do chủ trâu lười biếng  không chịu chăn dắt, tắm rửa cho nó.

Quả nhiên về nhà tôi mới có hai tháng, được bố tôi và tôi thay nhau  chăm bẵm, con trâu béo khỏe hẳn lên, một mình nó có thể cày bừa thuê gấp  rưỡi, gấp đôi diện tích ruộng so với những con trâu khác. Còn sự hiên ngang  của nó thì chả riêng gì tôi mà cả làng được chứng kiến. Con trâu Mộng của  nhà ông Chu vốn nổi tiếng khỏe và hung dữ, nó bắt nạt tất cả những con trâu  trong làng để chiếm lấy những bờ cỏ xanh mướt và dĩ nhiên những con trâu  cái luôn luôn thuộc quyền sử hữu của con trâu Mộng. Bọn trâu đực khát tình  rất căm thù con Mộng nhưng cũng đành ngậm ngùi, chỉ cần bén mảng đến  con trâu cái nào là y như rằng bị con Mộng lao đến tấn công; hậu quả còn sờ  sờ ra đấy, con trâu của nhà chị Nuôi, của nhà anh Bần đã từng bị con Mộng  húc cho què chân, sứt mõm cũng vì chỉ dám cả gan ve vãn đám trâu cái. Hình  như con trâu nhà tôi đã nhận ra sự bất công này, nó ngấm ngầm rèn sức bằng  cách gặm thật nhiều cỏ, chạy như bay trên những thửa ruộng mới gặt. 

Một buổi chiều, con trâu nhà tôi đi đến tán tỉnh một con trâu cái mới  lớn đang gặm cỏ ở cánh đồng Rạng. Con trâu cái này bị con Mộng ve vãn  nhiều lần nhưng mỗi khi nhảy lên lưng con cái để làm tình thì đều bị con cái  lồng lên, chạy ra xa. Thế mà con trâu nhà tôi dám to gan chiếm đoạt người  tình của con Mộng. Mấy thằng bạn hò hét tôi chạy lại dắt trâu về ngay kẻo  tan xương nát thịt với con Mộng. Tôi sợ hãi, chạy tụt cả quần đùi nhưng  không kịp mất rồi. Con Mộng không biết từ đâu lao đến với tốc độ kinh  hoàng. Từ xa, tôi hét lên:” Trâu ơi, chạy đi, chạy đi!”. Nhưng con trâu nhà tôi  không chạy. 

– Huỵch! Ầm! 

Cú húc như trời giáng của con Mộng vào con trâu nhà tôi bất thành,  con trâu nhà tôi nhanh chóng xoay người tránh, con Mộng mất đà ngã dúi  dụi xuống ruộng. Nó điên tiết quay lại tấn công địch thủ, con trâu nhà tôi  khôn ngoan nép vào người con trâu cái để tránh đòn và làm tiêu hao sức lực  của con Mộng. Lũ trẻ trâu chạy đến reo hò ầm ĩ khiến cả làng kéo ra chứng  kiến cảnh đánh nhau vì gái chưa từng có của hai con trâu đực. Sau một hồi  mất sức, con Mộng cũng nhận ra được vấn đề, nó cần phải kết thúc cuộc  chiến càng nhanh càng tốt kể cả phải hy sinh người tình. Con Mộng bỗng 

húc mạnh vào con trâu cái, quả nhiên con này đau quá vùng bỏ chạy. Con  trâu nhà tôi còn đang bàng hoàng vì mất lá chắn thì ăn trọn một cú húc như  trời giáng vào bụng. Nó đau đớn vùng chạy, phía sau con Mộng tăng tốc kh iến bùn đất tung tóe. Rõ ràng những cuộc tập dượt chạy đã giúp con trâu nhà  tôi sự dẻo dai cần thiết nhưng khoảng cách giữa hai con cứ ngắn dần. Con  trâu nhà tôi bỗng dừng chạy, quay ngoắt lại 180 độ, khiến con Mộng không  kịp xoay sở, bị một cú húc rất mạnh vào cổ. Bắt đầu một cuộc chiến giáp lá cà. 

– Cốp, cốp, cốp! 

– Phập, phập, phập! 

Đám đông hò hét nhưng không ai dám xông vào can ngăn, người thì sợ  hãi nhìn những miếng đòn mà hai con trâu dành cho nhau, kẻ thì phấn khích  reo hò cổ vũ. 

– Rắc! 

Tiếng rắc khô khốc ghe rùng rợn. Tôi gào lên khi thấy một cái sừng của  con trâu nhà tôi bị sừng của con Mộng đánh gãy. Con trâu nhà tôi vô cùng  đau đớn. Con Mộng ngạo nghễ nhìn con trâu nhà tôi một cách khinh bỉ,  men say chiến thắng cùng tiếng reo hò khiến con Mộng đắc chí càng thêm  vênh váo. Trước khi kết liễu cuộc đời của con trâu nhà tôi, con Mộng đi  quanh địch thủ một lần, lấy cặp sừng lành lặn của mình dứ dứ để con trâu  nhà tôi sợ hãi, quỳ xuống cầu xin nó tha mạng nhưng con trâu nhà tôi không  quỳ, vẫn nén đau chờ đợi. Bất thần con Mộng quay lại lao vào con trâu nhà  tôi với một sức mạnh của thần chết, nó dùng cặp sừng húc thẳng vào cổ con  trâu nhà tôi nhưng con trâu nhà tôi đã chuẩn bị từ trước, nó né người dùng  chiếc sừng còn lại cắm phập vào mắt con Mộng. Con Mộng đau đớn, máu  phun ra tung tóe từ con mắt đã bị chiếc sừng của con trâu nhà tôi lôi lòi ra  ngoài. Chưa dừng lại ở đó, con trâu nhà tôi lao vào tiếp tục tấn công khiến  con Mộng bỏ chạy thoát thân. Con trâu nhà tôi không đuổi theo mà chậm  chạp bước đi. 

Tôi dắt con trâu về nhà trong niềm kiêu hãnh trước con mắt trầm trồ  khen ngợi của dân làng. Chỗ sừng gãy lởm chởm của con trâu được bố tôi 

lấy cưa sắt cưa đi cho bằng phẳng. Từ đấy tôi gọi con trâu nhà tôi là con Một  sừng. Cũng từ đấy kẻ bại trận- con Mộng bây giờ có biệt danh là con Chột  hết hung hăng; đàn trâu làng được tự do gặm cỏ, tự do yêu đương trên cánh  đồng làng lộng gió. 

Sau trận thư hùng ấy, nàng trâu cái kia đem lòng ngưỡng mộ và say đắm  chàng Một sừng. Tôi cũng tưởng con Một sừng đã lấy cả mạng sống ra để  giành giật lấy con trâu cái thì sẽ đáp lại tình yêu một cách nồng nàn nhưng  không, tuyệt nhiên không. Mấy lần con trâu cái đi đến bên con Một sừng để  sẵn sàng dâng hiến nhưng con Một sừng lại hờ hững bỏ đi. 

Thì ra con Một sừng đánh nhau với con Mộng không phải để tranh  giành gái mà để dạy cho con Mộng bài học về sự ngông nghênh, ăn hiếp kẻ  khác và đem lại sự tự do, công bằng cho lũ trâu làng. 

Con Một sừng phải lòng một ả trâu cái mũm mĩm xinh đẹp, có nước  da đen bóng, có cái đuôi dài sát đất ở bên kia sông. Hèn chi, tôi hay thấy  con Một sừng tha thẩn gặm cỏ ở bờ sông và khi đó bên kia sông cũng thấy  con Đuôi dài xuất hiện. Lúc đầu tôi nghĩ đó là sự ngẫu nhiên nhưng sau khi  tôi điều tra thì mới hay, thời còn là ghé con, Một sừng và Đuôi dài sinh ra  cùng làng, sát nhà nhau, chắc đã nảy nở tình cảm nên khi con Một sừng bị  bán sang làng tôi thì chúng vẫn không quên nhau. Rồi một chiều hè yên ả,  Một sừng đang gặm cỏ bên sông thì đột nhiên biến mất, tôi hốt hoảng chạy  lại phía bờ sông, sững sờ chứng kiến cảnh con Một sừng đang làm tình với  con Đuôi dài. Con sông khá sâu, rộng tới mấy chục mét, lũ trẻ trâu chúng tôi  vẫn hay tắm, bơi qua bơi lại nhưng với một con trâu nặng mấy tạ thì bơi qua  không dễ dàng. Đúng là yêu nhau mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua! 

Cũng một chiều hè, tôi đi học về, thấy nóng quá liền cởi quần áo nhảy  ùm xuống sông và tôi bị chuột rút không bơi được vào bờ. Dòng sông vắng  lặng, trên bờ cũng không một bóng người, tôi kêu cứu trong tuyệt vọng,  chìm dầm, chìm dần. 

Tôi tỉnh dậy, trong tiếng khóc nức nở của mẹ tôi, của chị Liễn. Người  cứu sống tôi chính là con Một sừng. Bố tôi đang cùng con Một sừng cày cố  đám ruộng ở gần nghĩa địa làng thì con Một sừng nhìn thấy tôi đi học về, nó 

76 ✦ NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG – SỐ 15-2023 

linh cảm được điều gì sắp xảy ra với tôi nên nó chồm lên không chịu cày, bố  tôi quất roi rất mạnh, con trâu vẫn không chịu cày tiếp nên ông đành tháo  gióng cày. Lập tức con Một sừng phi về phía bờ sông, lao xuống sông và bàn  tay chới với trong phút cuối cùng của tôi đã bám vào chiếc sừng bị cụt của nó.  Bố tôi cũng nhận ra có vấn đề gì đó nên chạy theo con Một sừng và ông đã  nhún người nhảy một cú rất xa xuống sông, thêm vài sải bơi nữa là đến chỗ  con trâu, bế tôi lên bờ. Sau lần Một sừng cứu sống tôi, tôi và nó trở thành  người bạn tri kỷ. Chính vì đã cứu sống tôi nên khi lũ trâu làng lần lượt bị đem  bán, đem giết vì sự cạnh tranh của máy cày bừa tư nhân thì con Một sừng vẫn  được bố tôi để lại nuôi. 

Tôi lớn lên vào Đại học, lập nghiệp, cưới vợ ở Sài Gòn, bố mẹ tôi cũng  lần lượt qua đời; ở quê chỉ còn chị Liễn đã lấy chồng và con Một sừng giao  cho con chị chăn dắt và mỗi năm tôi lại gặp lại con Một sừng vào dịp Tết.  Bây giờ thì con Một sừng đang hấp hối, đang đợi tôi, tôi không thể không về. 

Tôi bay chuyến bay giữa trưa và trở về nhà vào lúc ba giờ chiều. Nước  mắt tôi chan chứa khi nhìn thấy con Một sừng gày gò đang nằm thở thoi  thóp bên bụi tre ở góc ao:

NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG – SỐ 15-2023 ✦ 77 

– Một sừng ơi, tao về với mày đây! 

Nghe thấy tiếng tôi, con Một sừng mở mắt, cố gắng vẫy vẫy đuôi như  thời xa xưa nó vẫn hay vẫy để biểu hiện cái gì đó vui lòng với tôi. Chị Liễn  bảo gần một năm nay con một sừng ít ăn, gày yếu hẳn đi. Thỉnh thoảng con  Một sừng hay đi ra đầu làng nhìn về phía con đường mà tôi đã chia tay nó để  vào Nam lập nghiệp. Và dĩ nhiên, con Một sừng không thể không ra bờ sông,  nhìn về phía bên kia ngóng gặp người tình Đuôi dài nhưng mãi mãi chỉ là vô  vọng; người tình Đuôi dài của nó đang khỏe mạnh thì bị giết thịt chỉ vì cô  con dâu của Chủ tịch xã nghén thai, thèm ăn thịt trâu xào rau cần. 

Tôi ngồi xuống, vuốt ve lên chiếc sừng chiến tích của con Một sừng,  động viên nó hãy cố gắng ăn uống để khỏe mạnh trở lại, để mỗi năm vào dịp  Tết, tôi và nó lại được gặp nhau, lang thang trên cánh đồng làng lộng gió, xào  xạc tiếng lúa của đồng quê, vi vo tiếng sáo diều hiếm hoi còn sót lại. Tôi còn  khích lệ nó hãy dũng mãnh lên như thời nó xả thân đem lại sự công bằng cho  lũ trâu làng. Con Một sừng nghe chừng hiểu hết những lời tôi nói, nhưng  tuổi tác và nỗi buồn mất đi người tình đã khiến con Một sừng mỗi lúc một  gần đất xa trời. 

Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article HÀ NỘI, THẬT TIẾC CHO NHỮNG CON PHỐ
Next Article XIN ĐỪNG ĐỂ HÔM TRƯỚC ĐÓN CHÀO, HÔM SAU LẠI ÂM THẦM “TỐNG TIỄN”!
Leave a comment

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Cuối tháng 3 năm 2025 nhằm vào tháng 2 năm Ất Tỵ,…

83 Min Read
Truyện ngắn Trần Thủy

Trần Thủy sinh năm 1976 tại Hà Nội, hiện chị đang sinh…

35 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Nhất

Tôi muốn vẽ bức tranh hoành tráng/ Cỡ như miêu…

9 Tháng 5, 2025

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a…

8 Tháng 5, 2025

Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung…

8 Tháng 5, 2025

Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh…

7 Tháng 5, 2025

VINH DANH VÕ THỊ NHƯ MAI TẠI PERTH: NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ LAN TỎA VĂN HÓA VIỆT QUA THI CA VÀ NGÔN NGỮ

Chiều ngày 7 tháng 5 năm…

7 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Tác Giả MớiTruyện ngắnVănVĂN HỌCVĂN THƠ TRĂM MIỀN

Truyện ngắn Song Dương

Song Dương tên thật Lê Tuấn Anh sinh năm 2004, quê quán Hải Phòng. Anh hiện đang là sinh viên…

24 Min Read
Truyện ngắn

NGƯỜI GIÀ SỢ LẮM CÔ ĐƠN

Ông và bà yêu nhau từ thời trẻ, lập gia đình chung sống bên nhau…

12 Min Read
Truyện ngắn

Mãi mãi là Vua

Ven cống thoát bốc mùi thum thủm, vượt qua những bụi cỏ cụt xanh mởn…

28 Min Read
Truyện ngắn

“Ý”

Bà ngoại trề cái môi dưới dài sọc, nhiết cái giọng sao mà chua chát…

31 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?