• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Lê Thị Tâm Chung
    8 Tháng 8, 2024
    Thơ thiếu nhi Muồng Hoàng Yến
    12 Tháng 2, 2025
    Latest News
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
    Truyện ngắn Thanh Tám
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào                       
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào                       
Góc Nhìn Nhà Văn

Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào                       

Trương Văn Dân
Last updated: 4 Tháng 9, 2024 11:51 chiều
Trương Văn Dân
Share
SHARE

Lời ngỏ từ Trương Văn Dân

Mấy năm trước, có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. 

Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên. 


Cuốn “Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào” (NXB Tổng Hợp TP. HCM, 6-2024 )

Gia đình là một tế bào rất quan trọng. Xã hội có nhiễu nhương, văn hoá có thể xuống cấp, mọi thứ có thể đổi thay nhưng giá trị tình cảm trong gia đình thì không thể thay đổi. Chính sự yêu thương và đoàn kết của các thành viên mới là thành trì chống lại sóng gió bên ngoài. Chỉ khi đó mái ấm mới là nơi bình yên vì luôn dang tay che chở, là nơi ta tìm về khi mệt nhoài trên con đường đời đầy rẫy chông gai.

Gia đình giống như một vũ trụ thu nhỏ, nơi chúng ta học cách trở thành thành viên của xã hội lớn. Tất nhiên, không có gia đình hoàn hảo, không có cha mẹ anh em hoàn hảo và cũng không có xã hội hoàn toàn tốt đẹp mà nhiều khi cũng có những va chạm, có những tổn thương và xáo trộn.

Xung đột có khi ở mức độ rất lớn và để lại những vết sẹo rất sâu. Vì thâm tình càng sâu thì khổ đau càng lớn.

Khi cuộc sống an vui thì mọi thứ bình thường và những khác biệt không dễ thấy. Nhưng gặp lúc khó khăn hay phân chia quyền lợi thì khi ấy mới biết ai mới là anh em, ai là đối thủ hay kẻ bàng quan như khách qua đường. 

Người đời thường tranh nhau vì tiền bạc chứ mấy ai hiểu là chúng ta chỉ thực sự hạnh phúc khi mạnh khỏe và được chia sẻ yêu thương. 

Các thứ khác chỉ là phù phiếm.

Hiện nay, ở các nước phương Tây (mà Việt Nam cũng không khác mấy), người ta thống kê là 60% các cuộc hôn nhân chỉ sau vài năm đều kết thúc bằng ly thân. Và cái tỷ lệ phần trăm đó không ngừng tăng. Lý do phần lớn do các mâu thuẫn về quan điểm sống, thiếu cảm thông chia sẻ hoặc nóng giận rồi chủ quan buộc tội nhau bằng lý lẽ sai sự thật. Tất cả điều này cho thấy sự thiếu vắng trao đổi, lòng khoan dung cho bản thân và người thân.

Những tác động của đời sống công nghiệp, sự hối hả, tất bật, thiếu bữa cơm chung trong gia đình, người gìn giữ giềng mối gia đình đã không còn hay vai trò đã mờ nhạt… cùng với những thay đổi về các giá trị văn hoá đã ảnh hưởng đến tính cách và hành vi của nhiều người. 

Các gia đình ngày xưa có thể sống chung nhiều thế hệ trong cùng một nhà nhưng ngày nay, khi đủ sức tự lập, con cái thường ra ở riêng để có cuộc sống tự do. Gia đình có con du học hay sinh sống ở nước ngoài thì quan hệ tình cảm càng ngày càng nhạt vì sự xa cách.

Hai năm Covid 19, nhiều thành viên buộc chung sống như một cộng nghiệp nên có những va chạm thường xuyên về quan điểm, quyền lợi, tiền bạc và những tranh chấp quá đà đã gây nên bi kịch. 

Cuộc sống gia đình có thể là thiên đường, cũng có thể là địa ngục. Tấn kịch trong gia đình có lẽ là tấn kịch đáng kinh sợ nhất trong kiếp sống của loài người.

Ở Ý, một người chồng khi vợ cương quyết ly dị, anh đã giết chết hai đứa trẻ sinh đôi 12 tuổi, sau đó tự kết liễu đời mình. Trước đó, anh ấy đã gửi email nói với vợ “Cô sẽ không còn bao giờ gặp được các con đâu!”

Ở Đức, tại thành phố Dusseldorf, một người phụ nữ vì bất hoà với chồng đã giết chết 5 đứa con rồi sau đó lao mình vào xe lửa tự sát.

Còn ở Hà Tĩnh, do mâu thuẫn về tiền bạc, một phụ nữ bị chồng dùng dao phóng xuyên lưng. 

Khi nghe kêu cứu, hàng xóm chạy sang thì thấy bà vợ đang vòng tay ôm con dao. Một người dân đã chở bà đến bệnh viện bằng xe máy trong tình trạng con dao vẫn găm trên cơ thể!

Nhưng không phải chuyện vợ chồng nào cũng phát sinh bi kịch. Một ông chồng 80 tuổi sáng nào cũng mang bữa ăn sáng cho vợ trong viện dưỡng lão. Khi mọi người hỏi thì ông ta trả lời là bà vợ bị chứng Alzheimer.

“- Vậy bà ấy có biết là ông mang bữa sáng cho bà không?

– Không, bà ấy không nhớ… Thậm chí là từ 5 năm bà còn không biết tôi là ai.

– Bà không còn nhận ra thế mà ông vẫn cứ mang đồ ăn sao?

Người đàn ông mỉm cười:

– Bà không biết tôi, nhưng tôi biết bà ấy là ai!”

Đó là một tình yêu lớn mà không đòi nhận lại chút gì!

Thử hỏi con người ta phải trải qua biết bao nhiêu bão giông tuổi trẻ, để đổi lấy một cái nắm tay hay âu yếm nhìn nhau lúc về già?

Gần đây, chỉ trong thời gian ngắn, 3 vụ việc tàn độc xảy ra trong gia đình khiến mọi người chấn động. Nơi này, tình nhân của người chồng hành hạ với chủ định giết con riêng của anh ta. Nơi kia, tình nhân của người mẹ đã đóng 9 cái đinh vào đầu đứa con riêng của cô, mới 3 tuổi… Ở một nơi khác, một đứa con gái tuổi học trò rắp tâm đầu độc giết chết cha mình chỉ vì bị mắng chửi…

Phải lý giải ra sao về những hiện tượng và tội ác tày trời? Có lẽ “mọi ngôn từ cũng bất lực” và ngọn bút cũng phải chùng tay.

Trước những vấn nạn này, liệu quan niệm dòng máu, ADN… có còn đứng vững? 

Khoa học tiến bộ, người ta sống thọ hơn nhưng người già bị bỏ rơi càng lúc càng nhiều!

Một căn hộ trong chung cư ở Ba Lan bị rò rỉ nước. Nhiều lần bấm chuông không có ai mở cửa nên có người đã gọi cảnh sát tới phá khóa. Không có ai ở bên trong, trừ một bộ xương khô nằm chết tự nhiên, hơn 5 năm ở trên giường. Đó là cụ bà 80 tuổi, con cháu bỏ rơi. Bà sống đơn độc nên hàng xóm không ai phát hiện sự vắng mặt. Các cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn trả lương hưu còn các hóa đơn định kỳ được bà đặt chế độ thanh toán tự động nên không ai để ý chuyện “bất thường”. Bên cạnh sự vô tâm còn có sự thờ ơ của xã hội!

Còn đây là tâm sự của một bà cụ khác bị ép vào viện dưỡng lão: “Tôi 82 tuổi, 4 đứa con, 11 đứa cháu, 2 đứa chắt và một căn phòng 12 mét vuông. Tôi có những người dọn dẹp phòng, nấu ăn hay kiểm tra huyết áp và cân nặng… nhưng không có những thứ tôi yêu: tiếng cười của các cháu, được ôm hôn hay nhìn chúng lớn. Có vài cháu đến thăm tôi mỗi 2 tuần, những đứa khác mỗi ba bốn tháng hay có đứa không đến bao giờ.”

Trên thực tế, có nhiều đứa con tranh cãi về tài sản của cha mẹ chứ mấy ai quan tâm đến việc nuôi dưỡng cha mẹ khi về già hay bệnh tật, lúc họ cần một chút ấm lòng trước khi trở về với cát bụi.

Nếu có quan hệ huyết thống mà không quan tâm giúp đỡ nhau thì ruột thịt cũng chưa hẳn là gia đình, có khi còn đối xử với nhau tàn ác, tệ hơn với người dưng hay thù địch và biến thành tội phạm.

Có lẽ, cuộc đời thật bao hàm nhiều bất trắc, bóng tối và bụi bặm bất ngờ hơn ta tưởng.

Tập truyện có tựa chung là Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào, trong đó có cả tình yêu và nước mắt, vì gia đình là nơi êm ấm nhất nhưng nếu thiếu “tình” thì sẽ mang lại cho ta rất nhiều đau khổ. Nhưng Tình yêu không phải là một sản phẩm được đóng gói để sẵn sàng được sử dụng. Nó được giao cho chúng ta chăm sóc, nó cần những nỗ lực liên tục để được tái tạo và hồi sinh mỗi ngày.

Khi tôi nói về cái tựa chung cho tập truyện thì Elena mỉm cười: “Ở Ý nhiều năm trước người ta thường nói ‘Hãy đi đến nơi nào trái tim mách bảo’ nhưng em thích nói ‘Sống ở đâu cũng phải mang theo trái tim’ hơn”. Đây có lẽ là quan niệm sống của người bạn đời bên tôi. Sống vui vẻ và luôn quan tâm đến người khác.

Sống ở đời, không ai có thể cạn tình cạn nghĩa, nhất là với những người thân. Nếu chúng ta bớt sân si, bớt nghiệt ngã, biết lấy yêu thương và lòng tử tế bao dung mà cư xử với nhau thì mới có thể có một gia đình êm ấm.

Tình nghĩa nhiều khi cũng trói buộc và làm khó dễ con người. Nhưng nếu hoàn toàn xoá bỏ, nó sẽ gây cho ta một nỗi day dứt, băn khoăn không thể nào nguôi.

Milano, 1-2022  

Năm Covid 19 thứ hai

More Read

Nhớ anh Lân Cường
Tọa đàm về liên kết ba “nhà”: nhà văn, nhà xuất bản, nhà in
Nét đẹp nhẹ nhàng “ Ngày ấy và bây giờ” của nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh
DẤU ẤN LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TÌNH YÊU TRONG TRƯỜNG CA BƯỚC GIÓ TRUYỀN KÌ CỦA NHÀ THƠ PHAN HOÀNG
Về Tập thơ 1-2-3 LỐI SEN SƯƠNG của Vũ Thanh Thủy
TAGGED:Trương Văn Dân
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
By Trương Văn Dân
Trương Văn Dân, quê tại Bình Định. Năm 1971, anh du học ở Ý ngành Hoá và Công Nghệ Dược. Từ 1980, anh phụ trách về tổng hợp hoá dược và từ 1985, nghiên cứu và phát triển dược phẩm, dùng cho người và cho thú y. Anh đã viết, dịch và cộng tác với các tạp chí trong và ngoài nước.
Previous Article Tiếp nhận truyện ngắn trong “ĐỨC HẬU TUYỂN TẬP” từ góc độ thể loại
Next Article Cuộc thi Sáng tạo xanh – Sống trong lành

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Cuối tháng 3 năm 2025 nhằm vào tháng 2 năm Ất Tỵ,…

83 Min Read
Truyện ngắn Trần Thủy

Trần Thủy sinh năm 1976 tại Hà Nội, hiện chị đang sinh…

35 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a literary translator and a…

8 Tháng 5, 2025

Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung…

8 Tháng 5, 2025

Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh…

7 Tháng 5, 2025

VINH DANH VÕ THỊ NHƯ MAI TẠI PERTH: NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ LAN TỎA VĂN HÓA VIỆT QUA THI CA VÀ NGÔN NGỮ

Chiều ngày 7 tháng 5 năm…

7 Tháng 5, 2025

Một câu chuyện mang tính văn hóa về thất bại

Ngày 30 tháng 4 năm 2025…

7 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIGóc Nhìn Nhà Văn

Nỗi đau mất mát

Nếu không đến Đài Nam hai lần để dự sự kiện Ngày thơ Đài Loan…

6 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănVăn

Thân phận đàn bà nơi “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng

Dương Hướng nhà văn thành danh trong nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

13 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

TỊNH THƠM MỘT ĐÓA SEN HỒNG

Từ bao đời nay, sen có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa vật chất…

11 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

TÌM Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI QUA TRANG VIẾT

Nhan đề bài thơ “Nỗi buồn trên cánh đồng chữ” của nữ sĩ Võ Thị Như Mai…

19 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?