• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Vũ Minh Châu
    21 Tháng 8, 2024
    Thơ Phùng Hải Yến
    13 Tháng 2, 2025
    Latest News
    Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái
    12 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Hình ảnh người mẹ trong tập thơ “Bài hát ngày trở về” của Bình Nguyên Trang
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > Hình ảnh người mẹ trong tập thơ “Bài hát ngày trở về” của Bình Nguyên Trang
Góc Nhìn Nhà Văn

Hình ảnh người mẹ trong tập thơ “Bài hát ngày trở về” của Bình Nguyên Trang

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 26 Tháng 1, 2025 11:51 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Lê Thị Thùy Vinh

Trường ĐHSP Hà Nội 2

45 thi phẩm trong “Bài hát ngày trở về” của nhà thơ Bình Nguyên Trang là 45 giai điệu của tuổi thanh xuân, giai điệu từ sâu thẳm con tim và cõi nhớ của “những sự kiện trong tâm hồn tuổi hoa niên”. Trong mạch cảm xúc của ngày trở về, Bình Nguyên Trang luôn dành cho tâm hồn của mình một khúc ca về mẹ. Mẹ là nguồn cội của cuộc sống, mẹ luôn hiện diện và trở đi trở lại trong không gian sống của chúng ta. Mẹ “vun bồi một sự giàu có đích thực cho tâm hồn”.

11 thi phẩm/45 thi phẩm có sự xuất hiện hình ảnh về người mẹ. Mẹ có thể là đối tượng trữ tình trực tiếp (Mẹ, Vu lan, Bà mẹ Tây Nguyên, Chiều mưa nhớ mẹ, Gửi mẹ, Tha thứ cho con, mẹ…) cũng có khi chỉ là hình ảnh trong tâm thức gắn với tuổi thơ con (Đi qua đời con, Tháng Tư hoài niệm, Khúc hát ngày ra đi…). Tuy nhiên dù hình ảnh ấy chỉ thoáng qua hay rất cụ thể thì vẫn là “điểm tựa” trong “ngày trở về” của Bình Nguyên Trang.

Thơ Bình Nguyên Trang khi viết về mẹ dung dị, xúc cảm đến chứa chan:

         Mẹ là gì mẹ ơi      

         Mẹ là mênh mông trời

         Mẹ là bao la đất

                 …

         Dẫu gió mưa tơi bời

         Dẫu khổ đau dập vùi

         Dẫu cuồng phong tình người

         Dịu lòng khi có mẹ

         Mẹ là gì mẹ ơi

                                          (Trích “Mẹ”)

Nhà thơ thốt lên một câu hỏi về mẹ và tự trả lời mình. Trời và đất những thực thể to lớn nhất đối với con người đã được so sánh với mẹ và tình mẹ. Những hiện tượng tự nhiên và xã hội như gió mưa, khổ đau, cuồng phong cũng được đưa ra để đối chiếu trong thế tương liên với mẹ, để rồi chị phải khẳng định mẹ chính là sự sống và tình yêu (thế gian này không mất/ thế gian này bớt lạnh/thế gian rồi hồi sinh).

Trong hoài niệm của ngày trở về, hình ảnh mẹ hiện lên thật yên bình:

         Mắt mẹ yên lành như tiếng mùa thu

                                     (Trích Gửi mẹ)

Hình ảnh so sánh thực sự khiến người đọc phải tĩnh lại để ngẫm thật sâu. Tiếng mùa thu bình yên, lắng đọng như đôi mắt mẹ cứ yên lành qua tháng năm. So sánh tưởng như khập khiễng vì đôi mắt là thị giác cớ sao lại đem đối chiếu với tiếng mùa thu là thính giác, ấy thế mà lại đúng và hợp tình.

Ở một giai điệu khác, Bình Nguyên Trang lại viết:

         Mẹ ngồi như Phật trước thềm

         Tóc lẫn vào trong mây trắng

         Nụ cười mến thương móm mém

         Hoa vô ưu nở cuối trời

        

         Mẹ nhìn mùa thu trước ngõ

         Lá vàng đếm tuổi rơi rơi

         Chút buồn như sương giấu vội

         Trong khăn áo bạc một đời

                                              (Trích Vu lan)

Hình ảnh người mẹ thật đẹp, mẹ như Phật của đời con. Mẹ được nhà thơ miêu tả trong thế song hành cùng thiên nhiên. Làn tóc hòa lẫn trong mây; nụ cười dù móm mém nhưng vẫn như hoa vô ưu thấu hiểu và thanh tĩnh. Nhìn mùa thu và năm tháng đi qua trong lá vàng, lá vàng rụng, mỗi tuổi trôi qua, nét buồn như sương hao gầy, mẹ giấu trong những nỗi niềm của “khăn áo bạc một đời”.

Dường như, tuổi thanh xuân của Bình Nguyên Trang không khi nào thiếu bóng dáng của người mẹ. Mẹ trong ngôi nhà mùa xuân “Trong giây lát mẹ dường như trẻ lại/ Khi mẹ đứng trước thềm nhà gió thổi tung mái tóc”, mẹ trong những mùa thu đi qua đời con “Ngồi với mùa thu con đợi mẹ về”, mẹ trong hoài niệm của tháng Tư khi “hoài thai ta giữa mùa hoa rất đỏ” hay trong khúc hát của những ngày con ra đi

Trên đường xa giấc mơ nào cũng mỏi

Con chênh vênh trên đôi cánh con tàu

Mẹ cứ ngồi cạn những mùa ngâu

Và năm tháng phủ rêu lên thềm cũ

Đứa con đi tìm những giấc mơ, có lúc chênh vênh, có lúc giông bão, còn mẹ luôn là nơi bình yên để con tìm về. Tứ thơ “ngồi cạn những mùa ngâu” kì thực khá đặc biệt. Dùng kết hợp từ ngồi cạn vừa đối lập với cái thế chênh vênh của con ở câu trước, lại vừa tương hợp với những mùa ngâu. Điều đó cho thấy rằng dù năm tháng dầu dãi (mùa ngâu đi qua) nhưng mẹ vẫn ngồi cô độc trong ngôi nhà nhỏ – ngồi cạn mặc năm tháng.

Người con trong thơ Bình Nguyên Trang dường như không khi nào không thổn thức vì nhớ mẹ, thương mẹ, vì thế những hình ảnh thơ về mẹ luôn dung dị, dễ hiểu, lời thơ cũng vì thế mà chẳng cần cầu kì nhưng thấm đẫm tâm can.

                  Bỗng nhiên những đợt rét

                  Thổi tái tê lòng ngươi

                  Chiều cuối năm nhớ mẹ

                  Khói bếp bay lên trời

                                   (Trích “Chiều cuối năm”)

Mẹ lái con đò vớt cánh bèo nổi lênh

Nghe thấm thía lời khẩn cầu con gái

Ngôi nhà nhỏ qua tháng năm dầu dãi

Sang mùa mưa thương mẹ trắng đầu

                                                 (Trích “Gửi mẹ”)

Thơ về mẹ trong “Bài hát ngày trở về” của Bình Nguyên Trang đã đưa chúng ta trở về với những xúc cảm đích thực của tâm hồn. Mẹ chính là một miền nhớ của nhà thơ, miền nhớ của tuổi thanh xuân, của những năm tháng đã qua. Thơ về mẹ là giai điệu của niềm yêu thương, sự xúc động trong “con nước ngàn năm đập nhịp vơi đầy”.

                  Gió đời người nghiêng ngả lời ru

                  Ta đã lớn bởi mẹ già tóc trắng

                              (Trích “Bài hát ngày trở về”)

Và dù

                  Con đi không làm quan

                  Con về không mũ áo

Thì

                  Con mãi là sơ sinh

                  Trong vòng tay của mẹ

                                   (Trích “Chiều cuối năm”)

More Read

ẤN TƯỢNG VỀ MỘT BẬC LƯƠNG Y – CƯ SĨ GIỮA ĐỜI THƯỜNG
GIÁO SƯ LÊ VĂN LAN – TRÍ TUỆ VƯỢT THỜI GIAN
Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”
Nhớ anh Lân Cường
Tọa đàm về liên kết ba “nhà”: nhà văn, nhà xuất bản, nhà in
TAGGED:Bài hát ngày trở vềBình Nguyên TrangLê Thị Thùy Vinh
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Mùa Xuân về trên quê…
Next Article Nhà thơ Vũ Mai Phong: Vút mơ một cơn gió

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh năm 1954 tại làng Sitovo…

17 Min Read
Tập thơ “Muối mặn dâng đời” của Nguyễn Đình Tâm ra mắt tại Mỹ

Tháng 4 năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong…

6 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Thơ Nguyễn Khang

Mở cửa gặp nắng giăng tơ/ Gặp hồn lạc bước…

23 Tháng 5, 2025

Lá thư của cô bé 13 tuổi gửi Tổng thống Mỹ – Nhà văn Bulgaria với Tình yêu Việt Nam

Trong những năm tháng khốc liệt…

21 Tháng 5, 2025

Mẹ tôi vất vả cả đời

Chỉ mới đấy thôi vậy mà…

19 Tháng 5, 2025

Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”

Tư tưởng Hồ Chí Minh là…

18 Tháng 5, 2025

Hà Nội vào mùa cây sấu nở hoa

Cứ đến hẹn lại tới, khi…

17 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Góc Nhìn Nhà VănThơ

Nét đẹp nhẹ nhàng “ Ngày ấy và bây giờ” của nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh

Hành trình năm năm để hoàn thiện một bài thơ, có quá dài hay không?

14 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

DẤU ẤN LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TÌNH YÊU TRONG TRƯỜNG CA BƯỚC GIÓ TRUYỀN KÌ CỦA NHÀ THƠ PHAN HOÀNG

Trường ca Bước gió truyền kì của nhà thơ Phan Hoàng, được xuất bản năm 2016…

23 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

Về Tập thơ 1-2-3 LỐI SEN SƯƠNG của Vũ Thanh Thủy

Biết em là nhà văn, từng viết nhiều thơ và truyện ngắn; biết em là phụ nữ…

17 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIGóc Nhìn Nhà Văn

Nỗi đau mất mát

Nếu không đến Đài Nam hai lần để dự sự kiện Ngày thơ Đài Loan…

6 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?