• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    VỤ ÁN MA BÁO OÁN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Lê Văn Lạo
    24 Tháng mười một, 2024
    Latest News
    Thơ thiếu nhi Huyền Nhung
    28 Tháng 5, 2025
    Thơ Lý Hữu Lương
    28 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Đức Toàn
    28 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái
    12 Tháng 5, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Kinh bản nguyện của Bồ Tát Địa Tạng được ấn tống bởi họa sĩ Lê Thiết Cương
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG > Chân Dung Cuộc Sống > Kinh bản nguyện của Bồ Tát Địa Tạng được ấn tống bởi họa sĩ Lê Thiết Cương
Chân Dung Cuộc Sống

Kinh bản nguyện của Bồ Tát Địa Tạng được ấn tống bởi họa sĩ Lê Thiết Cương

Trang Thanh
Last updated: 5 Tháng 10, 2024 11:06 chiều
Trang Thanh
Share
SHARE

Trang Thanh

Ảnh: Facebook họa sĩ Ngô Bình Nhi

Sáng ngày 5/10/2024, NXB Hội nhà văn có nhân duyên tổ chức sự kiện ra mắt cuốn sách “Kinh bản nguyện của Bồ Tát Địa Tạng” (sau đây gọi là Địa Tạng Kinh – Dịch giả: Hòa thượng Thích Tuệ Hải) cùng 15 phụ bản tranh của hai họa sĩ Lê Thiết Cương và Ngô Bình Nhi, tại Phòng Nghệ thuật, tầng 3 – 65 Nguyễn Du – Hà Nội. Đây là cuốn sách thứ 2 sau cuốn Kinh Gốm trong Tủ sách văn hóa Phật giáo của Gallery39 mà họa sĩ Lê Thiết Cương thực hiện.

Họa sĩ Lê Thiết Cương và Ngô Bình Nhi trân trọng giới thiệu bản Địa Tạng Kinh.

Nói về nhân duyên với bản Địa Tạng Kinh đặc biệt này, Lê Thiết Cương kể rằng, từ nhỏ anh “đã nghe, quen nghe hằng ngày lời tụng kinh, tiếng chuông mõ của ông bà. Tủ sách gia đình toàn sách Phật giáo. Khi học chữ thì sách tập đọc là sách kinh. Nghe, đọc kinh chứ hiểu thì chắc là không. Bây giờ cũng chả ‘hiểu’ mấy. Thích tìm hiểu, thích đọc thôi, kiểu như đọc cái sự vô đọc giống tu vô tu vậy.”

Chuyện là vậy nhưng anh nói: “Trước sau tôi vẫn chỉ là một người mộ đạo. Năm 2020 làm triển lãm và cuốn sách cùng tên Kinh Gốm. Chọn những câu thơ Thiền (Việt Nam) hoặc những câu kinh điển của nhà Phật viết lên lọ, đĩa gốm kèm minh họa.” 

Người tham dự triển lãm Kinh Gốm năm ấy hẳn còn nhớ những tác phẩm tranh, gốm, sành có ghi những câu kinh điển mà giản dị của nhà Phật: “Thực tướng vô tướng”, “Phật sinh bất nhị”, “Phiền não tức bồ đề”… chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc. Lê Thiết Cương khẳng định anh đọc, tìm hiểu nhiều về đạo Phật. Đâu đó trong triển lãm tranh gần đây của người bạn là họa sĩ Quốc Thắng, một Phật tử tại gia, Lê Thiết Cương nói một điều khiến nhiều người đồng cảm, rằng theo anh, “Người tu tập không phải là để đi từ A đến B, mà là chính là đi từ A về A, tức là đi tìm chính mình, trở về với chính mình.” Và trong câu chuyện kể lại nhân duyên ấn tống Địa Tạng Kinh, anh (tựa như muốn) nhắc lại: “Nếu thế gian này không còn tâm phiền não, chỉ có toàn vui vẻ, hạnh phúc thì chả cần tâm bồ đề, chả cần Bồ tát và Phật cũng ‘thất nghiệp’”. Anh dường như rất tâm đắc khi trích dẫn: Đại thi hào Nguyễn Du bảo “đã đọc Kinh Kim Cương cả ngàn lần mới ‘hiểu’: ‘Chung tri vô tự thị chân kinh’”, suy đến cùng thì kinh chân thực nhất là kinh không chữ; và “Nguyễn Trãi chắc hẳn đọc thiên kinh vạn quyển mới ‘hiểu’, bông hoa dâm bụt bên rìa nước sớm nở tối tàn là sắc không, không sắc, là Niết bàn tại thế…”

Lê Thiết Cương sinh vào tháng Mười, Mùa Thu, có lẽ vì thế, mà nhân duyên ấn tống Địa Tạng Kinh năm nay là sự kiện đặc biệt đối với anh. Trong buổi ra mắt bản Kinh, anh nhắc đi nhắc lại, rằng ngày 05/10 năm nay sẽ là ngày anh ghi nhớ nhất trong cuộc đời mình. Và dù đã viết ra một “câu chuyện” gọi là “Chuyện của tôi” như một giãi bày về nhân duyên với Địa Tạng Kinh, anh vẫn “để dành” một câu chuyện đặc biệt khác để lúc này trước đông đảo mọi người anh mới kể: “62 tuổi, tôi chọn Địa Tạng Kinh để ấn tống… Chẳng hiểu sao đã đọc Địa Tạng Kinh đến ‘n’ lần rồi mà tôi không thấy được cái hay. Nhưng tháng Sáu vừa qua, trong kỳ nghỉ với vợ chồng họa sĩ Bình Nhi và Quốc Thắng ở Ba Vì, cùng nhau mang Kinh ra đọc trong một cái thất rất đẹp, mở cửa ra là nhìn thấy đỉnh núi thiêng Ba Vì. Ngày thứ ba thì tụng Kinh Dược sư. Ngày thứ tư thì tụng Kinh Địa Tạng. Xong tôi thấy có sự khác ở trong lòng, dù mọi sinh hoạt vẫn bình thường như mọi ngày. Tôi mang theo giấy dó, mực Nho khi đi chơi, cũng nói mọi người ai thích vẽ gì thì vẽ. Tôi đã vẽ 11 bức tranh lấy cảm hứng từ Địa Tạng Kinh mà sau đó dùng làm bìa và phụ bản cho cuốn sách này. 9 trong 11 bức tranh đó tôi ghi câu mà tôi cho là hay nhất và rốt ráo nhất trong Kinh Địa Tạng: Ngài Địa Tạng nguyện rằng: ‘Địa Ngục chưa hết, thề không thành Phật’”. 

Khi thực hiện công việc biên tập cho bản Kinh, họa sĩ “ngồi đọc, chép, tụng Địa Tạng Kinh, mới chợt nhận ra, các bản kinh mà tôi có đều nhiều lỗi đánh máy, lỗi câu, ngữ pháp, cách dùng các dấu của tiếng Việt chưa hay. Người thiết kế, in ấn, gia công sau in không phải là người tụng, đọc kinh. Sách xấu đã đành, mà rất khó để đọc/ tụng.” Anh quyết định “chọn hình thức sách mỹ thuật, từ thiết kế đến phụ bản tranh, chọn giấy ruột, giấy bìa đến biên tập… đều hướng đến một cuốn sách – kinh đẹp”, gáy lò xo xoắn, lề sách rộng, chữ to đậm, để dễ mở, dễ nhìn khi tụng.

Không khí trang trọng và xúc động trong khán phòng.
Không khí trang trọng và xúc động trong khán phòng.

Lê Thiết Cương gọi tất cả những việc anh làm cho cuốn Địa Tạng Kinh ấy là công việc “ấn tống” kinh sách. “Ấn tống” trong đạo Phật thường được dùng với hàm ý chỉ những kinh điển, tài liệu Phật pháp được in ra để tặng, biếu, cho, không bán. Tuy nhiên trên bìa cuối của bản Kinh này vẫn được những người làm sách đề giá bán và đây cũng là điều khiến một số người thắc mắc. Họa sĩ lý giải, theo anh, một người công đức dù 1 xu hay 1000 đồng thì đều là một hành động đẹp. Điều mà anh có thể công đức trong việc ấn tống bản Kinh với số lượng khiêm tốn này là toàn bộ vốn hiểu biết qua sự đọc, sự học của anh, đóng góp vào công việc biên tập lại toàn bộ nội dung bản Kinh một cách chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận nhất có thể. Anh sẽ công đức “file” nội dung đã biên tập kỹ càng đó cho các nhà chùa để có thể lan tỏa đến những ai muốn tìm hiểu, cũng như dùng cho việc xuất bản tác phẩm trong những lần tiếp theo. 

Nhà văn Nguyễn Việt Hà chia sẻ tại buổi ra mắt sách.

Nhà văn Nguyễn Việt Hà, người nói rằng đã từng đọc khá kỹ Địa Tạng Kinh từ bản dịch của Thượng tọa Thích Trí Tịnh, cho đến giờ cầm trên tay bản Kinh này, vẫn muốn khẳng định giá trị lớn nhất của Địa Tạng Kinh là việc đề cao đạo hiếu, giúp xây dựng đạo đức của người Phật tử, thức tỉnh về đạo làm người. 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu tại buổi ra mắt sách.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, họa sĩ Lê Thiết Cương đã mang lại cho chúng ta cơ hội đáng quý, được đọc Địa Tạng Kinh để có thể tìm thấy bản kinh của chính chúng ta trong bộ kinh lớn này. Ông nói: “Trong mỗi con người chúng ta đều có lớp lớp những trang kinh của riêng mình, nhưng lâu nay chính chúng ta đã ngờ vực điều đó, và để cho cuộc sống đầy tham vọng và những điều tăm tối vùi lấp nó. Điều quan trọng của ngày hôm nay là chúng ta phải trở lại và nhận ra chính mình.”

Họa sĩ Lê Thiết Cương và Ngô Bình Nhi đáp lễ các sư thầy tham dự buổi ra mắt sách.

Sau bản Địa Tạng Kinh, Lê Thiết Cương bày tỏ mong muốn làm một cuốn sách về Tam tổ Trúc Lâm. “Đương nhiên tôi chỉ làm về kinh và luận, không làm về luật. Tôi chỉ là một người mộ đạo nhưng thậm chí chưa được như bạn tôi là họa sĩ Quốc Thắng tu tại gia. Nhưng ngày 5/10 là ngày tôi ghi nhớ một nhân duyên là tôi được làm điều mà tôi thích.” – anh chia sẻ.

More Read

Hoài nhớ về những ngày hè tuổi thơ
ẤN TƯỢNG VỀ MỘT BẬC LƯƠNG Y – CƯ SĨ GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Lá thư của cô bé 13 tuổi gửi Tổng thống Mỹ – Nhà văn Bulgaria với Tình yêu Việt Nam
GIÁO SƯ LÊ VĂN LAN – TRÍ TUỆ VƯỢT THỜI GIAN
Mẹ tôi vất vả cả đời
TAGGED:Địa Tạng KinhLê Thiết CươngNgô Bình Nhi
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Thơ Trang Thanh 
Next Article Hội thảo thiết thực về đề tài chiến tranh cách mạng và hình tượng người lính

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh năm 1954 tại làng Sitovo…

17 Min Read
Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và…

16 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Thơ thiếu nhi Huyền Nhung

Tác giả Huyền Nhung tên thật là Trần thị nhung…

28 Tháng 5, 2025

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988…

28 Tháng 5, 2025

Thơ Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn sinh năm 1978…

28 Tháng 5, 2025

Thơ Lại Văn Phong

Em đã giấu/ điều gì trong…

27 Tháng 5, 2025

Vịn thơ để sống và truyền cảm hứng

Chỉ trong quý I năm 2025,…

25 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Chân Dung Cuộc SốngVăn

Hà Nội vào mùa cây sấu nở hoa

Cứ đến hẹn lại tới, khi tiết trời bắt đầu chuyển giao từ mùa xuân…

9 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngĐối Thoại Với Cuộc Sống

Nỗi niềm đời nhà trọ

"Sống và làm việc ở thành phố này đã gần 20 năm, vậy mà tôi vẫn chưa thể…

16 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI

Vũ kịch Ấn Độ “Hành trình của Đức Phật Cồ-đàm” tại Hà Nội

Ngày 12/5/2025, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình vũ kịch…

5 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIĐối Thoại Với Cuộc Sống

“Kí ức kiều bào” trong trái tim người con Việt – Pháp

Ngày 11/5/2025, tại NXB Kim Đồng đã diễn ra tọa đàm “Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử kết…

8 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?