• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Em bận lắm không cùng anh hò hẹn 
    2 Tháng 8, 2024
    Thơ Phùng Thị Hương Ly
    25 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái
    12 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Nhà thơ Vũ Mai Phong: Vút mơ một cơn gió
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > Nhà thơ Vũ Mai Phong: Vút mơ một cơn gió
Góc Nhìn Nhà Văn

Nhà thơ Vũ Mai Phong: Vút mơ một cơn gió

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 27 Tháng 1, 2025 5:17 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Kiều Bích Hậu

Thông tuệ tri thức đông tây kim cổ, vừa lặng thầm nhưng cũng sôi nổi đôi khi, thơ không quá cầu kỳ nhưng chất chứa triết lý sống và sôi sục nhựa thế sự, Vũ Mai Phong – một thi nhân tuổi Tỵ luôn tạo dấu ấn mạnh mẽ với người và đời mỗi khi tới điểm chạm của anh.

Anh có thấy tính cách của người tuổi Tỵ như kín đáo, bình tĩnh, bảo thủ và bí ẩn ảnh hưởng đến cách anh sáng tác thơ không? Nếu có, mong anh có thể chia sẻ cụ thể hơn?

Tôi nghĩ tuổi Tỵ cũng như các tuổi khác, cũng sẽ hội đủ các kiểu tính cách. Tôi có biết chút ít về tử vi thì thấy mỗi người sinh ra đều có mệnh số. Sở thích có lẽ cũng được định hình từ khi mới sinh ra rồi môi trường và mối quan hệ xã hội sau này cũng tác động thêm tới thiên hướng ấy. Người yêu thích thơ, nhạc, người thì thích hội họa, thể thao… Tôi thì thích vẻ đẹp của ngôn ngữ, thấy rất thú vị khi bằng ngôn ngữ thơ có thể tạo nên một bức tranh, hay thông điệp nào đó.

Trong các tập thơ của mình, anh có sử dụng hình tượng con rắn để ẩn dụ hoặc truyền tải thông điệp nào đặc biệt không?

Trong văn hóa, tôn giáo, linh vật Rắn có nhiều điều khá thú vị. Nhưng tôi nhớ tới một bức tranh cổ về Phục Hy và Nữ Oa mình người, đuôi rắn quấn vào nhau gọi là “giao đuôi”. Ông Phục Hy cầm Củ (Ê ke) tượng trưng cho dương – nam tính – mặt đất- sự kiên trì – tự giác… Bà Nữ Oa cầm Quy (Compa) tượng trưng cho âm – nữ tính – bầu trời – sự tròn trịa… Đây cũng chính là quy luật âm dương của vũ trụ – vạn vật, vận hành theo quy củ vậy. Vì thế, trong bài “Nói với con” (tập Nẻo về), tôi có câu “Mỗi năm một lần cây thay vỏ. Loài rắn thay da cũng vài lần” để nói về sự trưởng thành của con người qua các biến cố trong cuộc sống để thích nghi, thay đổi và tích cực bứt phá.

Năm 2025 là năm tuổi của anh, anh có kế hoạch hoặc dự án thơ nào để đánh dấu mốc đặc biệt này không?

Tôi xuất bản tập thơ Nẻo về – 2023; tập Rồi mai mùa sẽ vui – 2024. Năm 2025 này tôi sẽ xuất bản tập thơ Bến Hoa Đăng và lục bát Vệt nắng rơi để kỷ niệm “năm tuổi”.

2 cuốn sách thơ của tác giả Vũ Mai Phong

Là một nhà thơ, từng có thơ được một số báo chí nước ngoài đăng tải, anh làm thế nào để dung hòa giữa việc đưa các yếu tố quốc tế vào tác phẩm mà vẫn giữ được bản sắc Việt Nam độc đáo?

Câu hỏi to tát quá! Tôi chưa từng nghĩ mình là “nhà này nhà nọ” đâu nhưng trước khi đưa thông điệp của mình đến với bạn đọc, ngoài tâm niệm neo giữ lấy “hồn cốt” của dân tộc Việt, của ông cha tôi, làng quê tôi thì tôi bắt mình tìm tòi thể hiện tác phẩm sao đó gần nhất với xã hội hiện đại. Cách cảm, cách nghĩ phải chân thật, đúng như tâm hồn ông cha mình xưa nhưng cách thể hiện phải mới, góc nhìn phải mới. Như vậy mới phù hợp với thời đại 4.0 – 5.0 chứ!

Xuất hiện một đề tài mới, tôi suy ngẫm, nuôi dưỡng cảm xúc và đến một lúc nào đó thích hợp thì viết ngay vào điện thoại. Trong nhiều tác phẩm viết tự do, thi thoảng tôi vẫn xen vài câu “lục bát”. Giáp Tết rồi nên tôi xin phép chia sẻ vài dòng thơ:

Tết sấp ngửa

rủi may như trò xóc đĩa

chợ hoa xuân la liệt

trăm người bán nào vạn kẻ mua

lũ trẻ con không còn háo hức như xưa

người già không xếp bằng ngồi chơi tam cúc

dân hay quan đều ngược xuôi, xuôi ngược

thế cờ vẫn chưa tàn cuộc

hết năm!

Thôi, đừng xao xác thân tâm

Chiều giêng bừng sáng ngọc trâm nơi này…

(Viết cho ngày cuối năm)

 

Nhìn lại ta tấm hình hài

Tả tơi sau cuộc miệt mài bon chen

Nhủ rằng nhàu chẳng chịu hèn

Mỗi năm đến Chạp giao phiên sửa mình

(Giáp Tết)

 

Một năm! Rồi lại một năm

Tết như một dấu chấm than cũ càng

(Một năm qua đi)

 

Tất niên gột cái thân tôi

Lại thấy thêm vài vết sẹo

Bỏ ngoài kia thơm cạm bẫy

Vục trong nức nở mùi già.

(Tất niên)

 

Thế giới dưới kia Đạo là Đời

Thân phàm còn luyến cuốc rong chơi

Ta vút mơ mình là cơn gió

Lồng lộng hồn nhiên với mây trời.

(Một ngày lên Hồ Thiên)

 

Những chủ đề anh thường tập trung trong thơ của mình là gì, và tại sao chúng lại quan trọng đối với anh?

Tôi thích mảng đề tài Thế sự, bởi nó có tính thời sự với các chất liệu ngồn ngộn đang diễn ra hàng ngày. Mảng đề tài Lịch sử – Tín ngưỡng, kiến thức Phật học cũng rất cuốn hút, vì tôi vốn đam mê nghiên cứu cổ sử, đặc biệt là văn hóa Đông Sơn, Lạc Việt. Đứng trước nguồn sử liệu, thi liệu đồ sộ đó tôi càng thêm tự hào về cha ông, cội nguồn dân tộc.  

Anh cảm thấy vai trò của thi ca trong việc giúp con người vượt qua những tổn thương và mất mát, đặc biệt sau đại dịch, sau xung đột tại các điểm nóng của thế giới là gì? Điều này có tác động như thế nào đến cách anh viết?

Thơ ca, âm nhạc sẽ mang tới những năng lượng tích cực, giúp con người chữa lành, cân bằng tâm hồn trong cuộc sống đầy biến cố và hỗn loạn. Chúng ta như muốn trở về chính mình của hiện tại, yêu thương và quan tâm tới nhau nhiều hơn. Sau đại dịch, các cuộc chiến trên thế giới và các thiên tai lớn đã xảy ra, càng thấy quý giá từng phút giây mình được sống có ý nghĩa, thiện lương, chân chính. Tôi cũng có thời gian quý giá “lắng lại” để có thêm nhiều chiêm nghiệm hơn. Nhờ nó, tôi cũng viết được khá nhiều.

Tác giả Vũ Mai Phong

Anh có lời khuyên gì cho những người đang tìm cách bày tỏ cảm xúc hoặc vượt qua những xáo trộn nội tâm thông qua việc sáng tác hoặc đọc thơ?

Kinh nghiệm của tôi là hãy sống tích cực, lao động và cống hiến hết mình, yêu người và yêu đời. Từ trong cuộc sống phong phú, nhất định bạn sẽ tìm thấy đề tài và cấu tứ, hình thức thể hiện tác phẩm. Mình cứ mạnh dạn viết ra. Biến cố cuộc sống cũng giúp ta trưởng thành, vững vàng hơn và có trải nghiệm để viết sâu hơn.

Anh thấy vai trò của trí tuệ nhân tạo AI, ChatGPT trong văn học nghệ thuật hiện tại ra sao?

Có lần, anh bạn đưa cho tôi đọc những bài thơ do ChatGPT làm và cho rằng rồi dần dà AI sẽ làm thay nhà thơ!? Tôi cười “đó không phải là thơ”. Tôi có thầy giáo dạy Lý hồi đại học, ông không làm thơ nhưng nói rất chí lý “Thơ là phải có câu chuyện, thơ cũng phải rất thơ mới ra thơ”. Thực ra ChatGPT, AI có thể làm được nhiều việc nhưng với điều kiện chúng ta cung cấp dữ liệu đầu vào rất kỹ lưỡng, nhưng nếu bạn đã cung cấp kỹ như thế để có thể ra được một nội dung gọi là thơ, thì có lẽ trong tâm hồn bạn đã có thơ rồi.

Ông ngoại tôi mất năm 1967, năm mẹ tôi 18 tuổi, hồi đó chưa có ảnh. Bà và mẹ tôi vẫn kể là ông ngoại giống người này, người kia, có nét giống cậu, nét giống ông em ruột của ông ngoại… Tôi lấy ảnh của cậu tôi và em ruột ông ngoại rồi nhờ vài “con” AI phác họa ra hàng trăm bản thảo, tôi đưa cho mẹ, các cậu, họ hàng xem rồi góp ý từ cái tóc, khuôn mặt, vóc người, quần nâu áo gụ… đặng ra được một phác thảo giống nhất. Nhìn thấy ảnh người thân yêu đã mất gần 60 năm, ai cũng rưng rưng xúc động. Tôi có viết lại câu chuyện này trong truyện ngắn “Ông ngoại”.

Những nghiên cứu triết học, lịch sử, văn hóa trong lặng thầm của anh nhằm mang lại điều gì cho chính mình, cho nghiệp viết thơ và cho cộng đồng?

Công việc chính của tôi cũng liên quan nhiều tới các mối quan hệ xã hội con người. Văn chương, Phật giáo, lịch sử giúp mình có góc nhìn nhân bản. Ngoài công việc, tôi dành thời gian đọc, nghiên cứu về lịch sử văn hóa và càng hiểu về trống đồng thì tôi càng tự hào về nguồn cội. Trống đồng là bộ thiên sử đồng. Qua biến thiên lịch sử nhiều lần bị đô hộ, đồng hóa, thậm chí là xóa vết thì Văn hóa – Lịch sử – Tín ngưỡng – Tâm linh đều đã được tổ tiên cất giữ rất khéo léo, tài tình trong các bộ truyền thuyết, sử thi, ca dao hò vè, tranh thờ và trên cả là các bộ trống đồng. Tôi biết chúng ta đang có nhiều nhà nghiên cứu ẩn danh cả trong và ngoài nước rất giỏi và tâm huyết với cổ sử. Hy vọng sau này sẽ có người hoặc tổ chức đủ uy tín có thể quy tụ được họ lại, tiếp nhận, mở rộng và phát huy các đề tài nghiên cứu văn hóa đó. Tôi cũng chỉ mới mày mò tìm hiểu thôi nhưng lượng kiến thức ít ỏi tiếp thu được cũng giúp tôi có cái nhìn đa chiều hơn trong văn chương.

 

Vài nét về tác giả Vũ Mai Phong:

Sinh năm 1977 tại Kiến Xương, Thái Bình.

Hiện cư trú tại Văn Giang, Hưng Yên.

Hội viên Hội VHNT tỉnh Hưng Yên; Hội viên Hội nhà báo Việt Nam.

Tác phẩm đã xuất bản: Cõi bình yên (tập thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2012), Nẻo về (tập thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2024); Rồi mai mùa sẽ vui (tập thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2024).

 

More Read

ẤN TƯỢNG VỀ MỘT BẬC LƯƠNG Y – CƯ SĨ GIỮA ĐỜI THƯỜNG
GIÁO SƯ LÊ VĂN LAN – TRÍ TUỆ VƯỢT THỜI GIAN
Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”
Nhớ anh Lân Cường
Tọa đàm về liên kết ba “nhà”: nhà văn, nhà xuất bản, nhà in

 

 

TAGGED:Vũ Mai Phong
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Hình ảnh người mẹ trong tập thơ “Bài hát ngày trở về” của Bình Nguyên Trang
Next Article Tìm lại an nhiên trong dông gió cuộc đời

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh năm 1954 tại làng Sitovo…

17 Min Read
Tập thơ “Muối mặn dâng đời” của Nguyễn Đình Tâm ra mắt tại Mỹ

Tháng 4 năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong…

6 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Thơ Nguyễn Khang

Mở cửa gặp nắng giăng tơ/ Gặp hồn lạc bước…

23 Tháng 5, 2025

Lá thư của cô bé 13 tuổi gửi Tổng thống Mỹ – Nhà văn Bulgaria với Tình yêu Việt Nam

Trong những năm tháng khốc liệt…

21 Tháng 5, 2025

Mẹ tôi vất vả cả đời

Chỉ mới đấy thôi vậy mà…

19 Tháng 5, 2025

Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”

Tư tưởng Hồ Chí Minh là…

18 Tháng 5, 2025

Hà Nội vào mùa cây sấu nở hoa

Cứ đến hẹn lại tới, khi…

17 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Góc Nhìn Nhà VănThơ

Nét đẹp nhẹ nhàng “ Ngày ấy và bây giờ” của nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh

Hành trình năm năm để hoàn thiện một bài thơ, có quá dài hay không?

14 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

DẤU ẤN LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TÌNH YÊU TRONG TRƯỜNG CA BƯỚC GIÓ TRUYỀN KÌ CỦA NHÀ THƠ PHAN HOÀNG

Trường ca Bước gió truyền kì của nhà thơ Phan Hoàng, được xuất bản năm 2016…

23 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

Về Tập thơ 1-2-3 LỐI SEN SƯƠNG của Vũ Thanh Thủy

Biết em là nhà văn, từng viết nhiều thơ và truyện ngắn; biết em là phụ nữ…

17 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIGóc Nhìn Nhà Văn

Nỗi đau mất mát

Nếu không đến Đài Nam hai lần để dự sự kiện Ngày thơ Đài Loan…

6 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?