• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Thúy Ngoan
    30 Tháng 7, 2024
    Truyện thiếu nhi Thanh Cầm
    1 Tháng 1, 2025
    Latest News
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
    Truyện ngắn Thanh Tám
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Nhớ anh Lân Cường
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG > Chân Dung Cuộc Sống > Nhớ anh Lân Cường
Chân Dung Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

Nhớ anh Lân Cường

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 8 Tháng 5, 2025 9:26 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Kiều Bích Hậu

Tôi mạn phép gọi PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường là anh, dù ông hơn tuổi bố mẹ tôi, lý do là vì ông yêu cầu xưng hô như thế, khi chúng tôi cùng làm việc trong Ban chấp hành Hội tác giả phi hư cấu Việt Nam. Ông là Tổng thư ký nhiều năm của Hội, cùng đứng mũi chịu sào với nữ sĩ Đoàn Thị Lam Luyến tới cả thập kỷ qua, gánh vác những việc quan trọng, mà luôn với vẻ mặt vui nhẹ nhõm, nụ cười tươi hóm hỉnh thường trực trên môi.

Nhắm mắt lại tôi vẫn thấy ông – Người đàn ông mặc áo đuôi tôm, cầm bút vẽ xương người, viết nhạc cho trẻ thơ và khai quật cổ mộ. Ông đảm nhiệm tới hơn chục vai nếu tính những vị trí trong các Hội nghề nghiệp nữa. Thế mà, ở tuổi 80, dáng nhỏ và hơi gày, ông vẫn nhanh như sóc, làm việc tốc độ, đi lại thì vượt cả đám thanh niên. Có lần, tôi chứng kiến, trong một buổi có cuộc họp, khi đi lên cầu thang, một vị ít tuổi hơn nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường, đi trước ông, mà cứ nhấc từng chân chậm chạp khó nhọc. Lân Cường bèn vượt lên đi trước rồi quay lại hỏi: “Anh có cần tôi cõng lên không?” Vị kia bèn chắp tay vái sống Lân Cường.

Tôi từng hỏi ông: “Bí quyết gì khiến anh ở tuổi ngoài 80 mà vẫn nhanh hơn sóc vậy?”

Ông cười: “Có hai điều rất đơn giản thôi, đó là luôn yêu và dùng Saloma (một loại thực phẩm chức năng làm sạch mạch máu).”

Tôi từng nghĩ, với sức khỏe và nhiệt huyết như vậy, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường sẽ còn đóng góp được nhiều cho khoa học và nghệ thuật.

Nhưng vào giữa tháng 2 năm nay, tôi có việc gọi điện hỏi thăm ông về loại thực phẩm chức năng ông vẫn dùng, thì ông đột nhiên báo cho tôi: “Anh bị K dạ dày rồi Hậu ạ!” Ông nói thẳng thừng cái thông điệp đen tối ấy cho tôi, khiến tôi lặng đi, chẳng biết tìm từ nào mà nói cho phù hợp trong tình cảnh ấy. Rồi tôi cũng lắp bắp hỏi một câu rất tệ: “Giai đoạn mấy hả anh?” “Giai đoạn cuối rồi em ạ.” Giọng ông như khóc. Tôi cố hỏi ông thêm câu nữa về việc điều trị, rồi đành buông máy. Tôi thực sự hẫng hụt khi một người như ông sao có thể mắc bệnh như thế được.

Và rồi vào sáng 6/5, PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường – một gương mặt độc nhất vô nhị trong đời sống học thuật và nghệ thuật Việt – đã vĩnh viễn rời cõi tạm, hưởng thọ 84 tuổi. Ông là người em trai thứ tư của cố Giáo sư Nguyễn Lân – và cũng là em ruột của GS Nguyễn Lân Dũng.

Ông là một người đặc biệt, như thể trong một cơ thể có ba linh hồn: nhà khảo cổ – nhạc sĩ – họa sĩ. Truyền thông vẫn nhắc hình ảnh ông, đứng giữa di chỉ Vườn Chuối, tay cầm chiếc bay khai quật hơn 300 ngôi mộ cổ, ông là nhà khoa học say mê nghiên cứu với những đoạn xương người từ 4000 năm trước. Trở về Hà Nội, ông mặc áo đuôi tôm, đứng chỉ huy dàn hợp xướng Hanoi Harmony, tay nâng đũa nhạc như một nhạc trưởng Âu châu. Và vào những ngày yên ả, ông ngồi trước giá vẽ, lặng lẽ vẽ từng đốt xương, từng đường gân, từng mảnh ký ức của lịch sử nhân loại.

Sinh năm 1941, Nguyễn Lân Cường là một thành viên xuất sắc của dòng tộc Nguyễn Lân – nơi mỗi người con đều là một đỉnh cao trong lĩnh vực chuyên môn. Riêng ông, như con tằm miệt mài nhả tơ giữa hai bờ: khoa học và nghệ thuật.

Trong giới khảo cổ, ông là “ông già nhục thân”, gắn liền với các dự án nghiên cứu và phục chế các vị thiền sư tại chùa Đậu, Tiêu Sơn, Phật Tích… Với cương vị Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, ông là bộ mặt của nền khảo cổ hiện đại nước nhà.

Trong âm nhạc, ông là nhạc sĩ của tuổi thơ, của biển đảo, của những bài ca chan chứa tình người. Về đi em, Bài ca về những người lính đảo, Vị tướng của lòng dân… là những khúc hát đầy lòng nhân và tinh thần công dân. Với hơn 70 tác phẩm âm nhạc và 18 giải thưởng trong nước, quốc tế, ông để lại một gia tài không dễ bị phai nhòa.

Ông còn có một di sản đặc biệt – cuốn sách Bộ xương nói với bạn điều gì? – trong đó 320 hình vẽ minh họa bằng tay của chính ông, nói lên mối duyên kỳ lạ giữa hội họa và y học, giữa tri thức và cảm xúc.

Người ta sẽ nhớ ông không chỉ vì những danh xưng dài đầy học vị, mà vì một tinh thần độc đáo, chân thành, phóng khoáng. Người ta sẽ nhớ dáng ông lom khom bên hố khai quật, rồi lại thẳng lưng trên sân khấu hợp xướng, mắt nhắm hờ, môi mỉm cười, lặng lẽ phiêu theo nhạc.

Với chúng tôi, những người gần gũi trong BCH Hội tác giả phi hư cấu Việt Nam, thì cho dù anh Lân Cường đã về cõi, nhưng những bản nhạc, những mảnh xương, những nét cọ, những câu chuyện anh để lại và hình ảnh luôn vui vẻ, lối suy nghĩ lạc quan của anh – vẫn còn sống, và sẽ sống rất lâu trong ký ức chúng tôi cùng nhiều thế hệ sau.

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường. Ảnh: Vietnamnet

More Read

Một câu chuyện mang tính văn hóa về thất bại
Quê hương bánh đúc tuổi thơ
Hoài nhớ những cây mít vườn quê
Tôi và… “áo dài ơi!”
Giới thiệu sách “An Giang núi rộng sông dài” (tái bản)
TAGGED:PGS.TS nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)
Next Article Bùi Xuân

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Cuối tháng 3 năm 2025 nhằm vào tháng 2 năm Ất Tỵ,…

83 Min Read
Truyện ngắn Trần Thủy

Trần Thủy sinh năm 1976 tại Hà Nội, hiện chị đang sinh…

35 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a literary translator and a…

8 Tháng 5, 2025

Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung…

8 Tháng 5, 2025

Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh…

7 Tháng 5, 2025

VINH DANH VÕ THỊ NHƯ MAI TẠI PERTH: NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ LAN TỎA VĂN HÓA VIỆT QUA THI CA VÀ NGÔN NGỮ

Chiều ngày 7 tháng 5 năm…

7 Tháng 5, 2025

Một câu chuyện mang tính văn hóa về thất bại

Ngày 30 tháng 4 năm 2025…

7 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIĐối Thoại Với Cuộc Sống

“Rừng nghĩa trang” ở Đức, nơi yên nghỉ của những người yêu thiên nhiên

Trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây, tại nước Cộng hòa Liên bang Đức…

9 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngĐối Thoại Với Cuộc Sống

Góc khuất sau chiến tranh về mẹ Việt Nam

Ngày 25/4/2025, tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm đã diễn ra lễ khai mạc…

8 Min Read
Chân Dung Cuộc Sống

Ngon nức tiếng món cà bát muối Khương Hạ

Tôi sinh ra và lớn lên ở một huyện ngoại thành của Hà Nội…

7 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Tập thơ “Muối mặn dâng đời” của Nguyễn Đình Tâm ra mắt tại Mỹ

Tháng 4 năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình thi ca…

6 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?