• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Vũ Minh Châu
    21 Tháng 8, 2024
    Thơ Phùng Hải Yến
    13 Tháng 2, 2025
    Latest News
    Thơ thiếu nhi Huyền Nhung
    28 Tháng 5, 2025
    Thơ Lý Hữu Lương
    28 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Đức Toàn
    28 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái
    12 Tháng 5, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Phập phồng văn học dịch Việt Nam
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > Phập phồng văn học dịch Việt Nam
Góc Nhìn Nhà Văn

Phập phồng văn học dịch Việt Nam

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 31 Tháng 7, 2024 11:59 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Nguyễn Hữu Vỹ

Dường như người yêu văn học Việt Nam có một dạo buộc phải dìm mình xuống để tiếp cận luồng gió mới qua các bản dịch văn học bằng tiếng Anh hoặc bằng các ngôn ngữ khác. Sự “Cầm lòng ấy” buộc phải vậy do nhiều nguyên nhân nhưng một thực tế cho thấy ngày càng ít đi những dịch giả yêu thích văn học Pháp không thể vượt qua những rào cản, hay vướng phải những cụm phanh bó cứng làm họ đành phải ngậm ngùi chờ thời.

Dịch giả tiếng Pháp Nguyễn Hữu Vỹ

Nhưng với máu nghề nghiệp họ vẫn không thôi hy vọng là một ngày gần nhất những tác phẩm văn học dịch lại rộ lên như cơn sốt ở Việt Nam giống như thời kỳ những năm đầu của thế kỷ 20. Sự thức tỉnh ấy, gần đây, có những tín hiệu làm chúng ta cảm nhận sự trỗi dậy đang đến: Nhà xuất bản Tri Thức Trẻ đã có buổi tọa đàm “Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản ở Việt Nam” dưới sự điều phối của GS Chu Hảo, với sự tham gia của ba diễn giả: PGS. TS Phùng Ngọc Kiên, Trưởng Ban văn học Nước ngoài, Viện Văn học; TS. Dịch giả Nguyễn Giáng Hương, Thư viện Quốc gia Pháp; ông Mai Anh Tuấn, Giảng viên đại học Văn hóa Hà Nội. Gần đây nhất, vào chiều ngày 13/7/2024, tại Hội nhà văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu cũng đã diễn ra một cuộc trao đổi diện hẹp giữa các Dịch giả Pháp ngữ và Đại diện từ các tổ chức liên quan về giải pháp để đưa các tác phẩm văn học Pháp tới bạn đọc ở Việt Nam một cách thân thiện hơn. Nhà văn, dịch giả Kiều Bích Hậu là người điều phối nội dung buổi trao đổi này.

Nhìn lại lịch sử, có thể nói các tác phẩm văn học bao gồm thơ, truyện và tiểu thuyết Pháp đã có mặt tại Việt Nam từ những năm 1884, trước hơn hai chục năm sau khi Liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam. Các tác phẩm văn học Pháp qua bản dịch của các dịch giả Việt Nam như Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh… đã ồ ạt tràn vào Việt Nam như một luồng gió mới. Nếu không kể các nhà thơ ngụ ngôn, các tác phẩm thơ của những thi sĩ nổi tiếng như Lamartine, Hugo, Musset, Ronsard, Verlaine, Ronsard và Sully Prudhomme. Sự ảnh hưởng của nó mạnh mẽ đến nỗi đã mang đến cho tác giả Việt Nam nguồn cảm hứng mới và những hình thức biểu đạt mới. Nhiều nhà thơ đã lột xác để đến với phong trào thơ mới như: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, TTKH, Ngọc Cẩn, Lê Khách, Vũ Quốc Thúc, Phong Thấp,… cùng với sự truyền bá các tác phẩm thơ của các nhà thơ Pháp qua bản dịch của các dịch giả Việt Nam. Các tác phẩm văn xuôi như truyện và tiểu thuyết cũng rầm rộ chẳng kém. Đơn cử:

– 1927 A. Dumas, Les trois mousquetaires (1844) (Truyện ba chàng ngự lâm pháo thủ)

– 1927 Fenelon, Les aventures de Télémaque (1699) (Tê-lê-mặc phiêu lưu ký)

– 1932 Abbé Prévost, Histoire du chevalier des Grieux et de Manon Lescault (1731) (Mai-nương Lệ-cốt)

– 1928 V. Hugo, Les misérables (1862) (Những kẻ khốn nạn)

– 1928 Ch. Perrault, Les contes (1697) (Truyện trẻ con)

– 1928 H. De Balzac, La peau de chagrin (1831) (Truyện miếng da lừa)

– Ngoài ra trong năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh còn dịch ra bốn bản kịch nổi tiếng của soạn giả Pháp Molière ở thế kỷ 17. Ðó là Người bệnh tưởng (Le malade imaginaire), Lão hà tiện (L’avare), Giả đạo đức (Le misanthrope) và Trưởng giả học làm sang (Le bourgeois gentilhomme).

Sau Hội nghị Genève 1954, văn hóa–ngôn ngữ Pháp đã được phục hồi mạnh mẽ nhất là từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước Pháp – Việt và Hội Việt Pháp được khơi thông. Cùng với đó, chính sách đổi mới được mở cửa nhất là sau khi Việt Nam ra nhập chính thức khối Pháp ngữ (Francophonie). Tuy vậy, trên địa hạt văn hóa dịch thì ngày càng ít đi các dịch giả đầu tư vào lĩnh vực dịch văn học bởi do nhiều nguyên nhân nhưng phải thừa nhận rằng:

Dịch là một hoạt động “cực chẳng đã”, một công việc không “dễ xơi”, có người đã ví công việc này giống như “kẻ kéo cày trên cánh đồng phu chữ”. Chỉ có ai thực sự yêu thích văn chương, muốn trải nghiệm khám phá nền văn hóa Pháp mới dấn thân vì nó không mang lại lợi lộc gì, nhất là về mặt kinh tế. Hơn nữa, đầu tư thời gian để dịch được quyển sách có khi mất hàng năm trời, dịch xong có xuất bản được hay không lại còn là một vấn đề khác. Đã có những dịch giả khi bắt tay vào chuyển ngữ đã không tìm hiểu năm xuất bản và thân thế sự nghiệp tác giả, khi dịch xong không xin được giấy phép xuất bản vì vướng bản quyền tác giả. Thực tế nữa, nhiều dịch giả đã bày tỏ, sự đói tài liệu dịch là có thực. Những tác phẩm kinh điển, phù hợp với công ước Berne về thời hạn bảo hộ thì đã có quá nhiều dịch giả nổi tiếng chuyển ngữ. Những tác phẩm bị điều 7 của công ước Berne chi phối thì không dễ tiếp cận được tác giả. Để tháo gỡ vướng mắc này, có một số dịch giả phải chọn con đường dịch vòng qua các bản dịch tiếng Pháp khác vì không tìm được tài liệu dịch.

Việc dịch ngược những tác phẩm văn học trong nước ra nước ngoài để xuất khẩu còn khó khăn gấp bội vì thiếu nguồn kinh phí và nhà xuất bản. Trong những năm qua, phần đông các dịch giả ở Việt Nam chỉ dịch xuôi chứ mấy ai dịch ngược. Gần đây, ở một số hội nghị có một số nhà văn chưa từng làm công tác dịch văn học chuyên nghiệp, mà chỉ có tác phẩm được dịch và xuất bản ở nước ngoài đã “phán” rằng muốn xuất khẩu tác phẩm ra nước ngoài thì phải thế nọ thế kia. Những ý kiến của họ có phần đúng nhưng không phản ánh thực tế. Yếu tố quan trọng bậc nhất, đó là muốn xuất khẩu văn học Việt Nam ra bên ngoài thì việc đầu tiên phải tìm được nhà xuất bản và phải có người dịch tốt. Thực tế cho thấy, những người có khả năng diễn đạt văn chương Việt trong các ngôn ngữ khác hiếm như lá mùa đông. Thời gian qua, có 3 nhà xuất bản Pháp dành một góc riêng cho văn học Việt Nam, đó là L’Aube, Philippe Picquier và Riveneuve. Trong đó, hai tủ sách của L’Aube và Philippe Picquier được thành lập từ những năm 1992 – 1994, đã in nhiều tác phẩm Việt Nam thời Đổi mới, nhưng đến nay, hai tủ sách này hầu như không hoạt động, chỉ còn tủ sách Văn học Việt Nam đương đại của nhà xuất bản Riveneuve là đang hoạt động với đội ngũ dịch giả khiêm tốn gồm 3 dịch giả gốc việt, 3 dịch giả người Pháp. Trong số các nhà xuất bản được mời sang Việt Nam gần đây cũng không có người có tiềm năng hợp tác. Họ là nhà xuất bản chủ yếu sống dựa vào nguồn hỗ trợ của một ngân quỹ nào đó, hoặc dự án nào đó. Một nhà xuất bản ở Bắc Âu trong thời gian qua đã dịch in một bộ sách văn học Việt Nam, thực ra là nhờ vào quỹ phát triển văn hóa của chính phủ nước đó. Một số dịch giả sau khi hân hoan gặp gỡ ở hội nghị, đều đã về nước, trở lại với công việc cơm áo hàng ngày mà không có nhà xuất bản nào thuê họ dịch văn học Việt Nam. Nếu dịch giả nào “có tấm lòng”, tự ý dịch một tác phẩm, thì cũng khó tìm được nhà xuất bản nhận in. Đầu cung những dịch giả cho dịch tác phẩm “xuất khẩu” chung tựa lại cũng chỉ gồm 3 nhà: Dịch giả do nhà xuất bản cung cấp; Dịch giả là người bản địa biết tiếng Việt, đang giảng dạy nghiên cứu tiếng Việt; và một số dịch giả trong nước, con số này không nhiều, công việc của họ chủ yếu là dịch thô, chưa bảo đảm bảo có thể in được. Trong thời gian vừa qua, ở Pháp có Nhà xuất bản L’aube kiên trì với văn học Việt Nam hơn cả, nhưng nhà xuất bản này cũng có chuyện vướng mắc về nhuận bút sách tái bản với một số nhà văn Việt Nam: “Tướng về hưu” và “Trái tim hổ” của Nguyễn Huy Thiệp, “Người vãi linh hồn” của Vũ Bão, “Đảo đàn bà” và “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” của Hồ Anh Thái, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, “Ăn mày dĩ vãng” của Chu Lai…

Thiết nghĩ để văn học Việt Nam có thể xuất khẩu được thì rất cần bàn tay của nhà nước và các tổ chức có liên quan với một kế hoạch tổng thể, có định hướng. Một vấn đề nữa, để các dịch giả Pháp ngữ không bị đơn độc hoạt động theo phương thức mạnh ai nấy làm như hiện nay thì Hội nhà văn Việt Nam cần nghiên cứu đề xuất thành lập một tổ chức để liên kết những dịch giả Pháp ngữ, hướng họ vào những công việc cụ thể, giúp họ về mặt chuyên môn, tài chính và kết nối với các tổ chức tương đồng tại Pháp và các nước khác trên thế giới.

Việt dịch và giới thiệu văn học việt Nam ra nước ngoài và văn học nước ngoài vào Việt Nam không chỉ là câu chuyện của những người yêu văn chương mà đó còn là một hình thức quảng bá hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế, đồng thời cũng còn là nỗ lực gây cảm tình để nhận được sự chia sẻ của bạn bè trên thế giới.

More Read

Vịn thơ để sống và truyền cảm hứng
ẤN TƯỢNG VỀ MỘT BẬC LƯƠNG Y – CƯ SĨ GIỮA ĐỜI THƯỜNG
GIÁO SƯ LÊ VĂN LAN – TRÍ TUỆ VƯỢT THỜI GIAN
Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”
Nhớ anh Lân Cường
TAGGED:Nguyễn Hữu Vỹ
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Thơ Nguyễn Cường
Next Article Thơ Sơn Thủy

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh năm 1954 tại làng Sitovo…

17 Min Read
Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tại Hà Nội lần 4: Dấu hỏi về tính minh bạch

Trong lần thứ tư xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú…

11 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Thơ Nguyễn Khang

Ta vẫn viết mỗi ngày trên sỏi đá…

29 Tháng 5, 2025

Thơ Đào Hồng Tử

Con không biết/ có một mảnh…

29 Tháng 5, 2025

Thơ thiếu nhi Huyền Nhung

Tác giả Huyền Nhung tên thật…

28 Tháng 5, 2025

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988…

28 Tháng 5, 2025

Thơ Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn sinh năm 1978…

28 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Chân Dung Cuộc SốngĐối Thoại Với Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

Tọa đàm về liên kết ba “nhà”: nhà văn, nhà xuất bản, nhà in

Ngày 21/4/2025, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra tọa đàm…

8 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

Nét đẹp nhẹ nhàng “ Ngày ấy và bây giờ” của nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh

Hành trình năm năm để hoàn thiện một bài thơ, có quá dài hay không?

14 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

DẤU ẤN LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TÌNH YÊU TRONG TRƯỜNG CA BƯỚC GIÓ TRUYỀN KÌ CỦA NHÀ THƠ PHAN HOÀNG

Trường ca Bước gió truyền kì của nhà thơ Phan Hoàng, được xuất bản năm 2016…

23 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

Về Tập thơ 1-2-3 LỐI SEN SƯƠNG của Vũ Thanh Thủy

Biết em là nhà văn, từng viết nhiều thơ và truyện ngắn; biết em là phụ nữ…

17 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?