Nhà thơ BÀNG ÁI THƠ

Nhà thơ BÀNG ÁI THƠ

TRANG THÔNG TIN KHÔNG GIAN SỐ CỦA NHÀ THƠ BÀNG ÁI THƠ

HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

Nhà thơ Bàng Ái Thơ 

Bàng Ái Thơ sinh năm 1958, là nhà thơ, họa sỹ, nhạc sỹ. Bà là cháu nội của cụ Bàng Nguyên Dũng (tức cụ Nghị Bắc kỳ). Hậu duệ đời 32 của Lý Thái Tổ, dòng dõi hậu duệ đích tôn của Hoàng tử thứ ba Lý Hùng Tích Hoài Nam Vương. Sinh ra trong một dòng họ đã sản sinh ra những người con họa sỹ, nhạc sỹ, nhà thơ nổi danh – Cả thời thơ ấu Bàng Ái Thơ được sống trong gia đình dòng dõi họ Bàng. Bác ruột là thi sỹ đồng quê Bàng Bá Lân, chủ soái Thi Phái Sông Thương. Người nổi tiếng với 2 câu thơ “Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?” mà nhiều người vẫn nhầm tưởng là ca dao. Bà là con gái của nhà thơ, họa sĩ Bàng Sỹ Nguyên.

Làm thơ từ năm lên 8, ham đọc sách, thích khám phá thế giới văn học nghệ thuật, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ gia đình dòng tộc họ Bàng. Bàng Ái Thơ đã làm thơ từ nhỏ. Dẫu chỉ là khổ thơ “văn vần tả chân” theo nhận xét của bố. Thấy con gái yêu thơ thì động viên “con có thể sáng tác tốt, tuy nhỏ nhưng có tuy duy sâu sắc để có vần thơ hay, cố gắng lên, tâm trạng gì cứ viết ra, bố sẽ hướng dẫn con…”. Từ đó, được sự hướng dẫn của bố và những người bạn như bác Xuân Tửu, bác Anh Thơ giúp cô bé phấn khích sáng tác. Theo nghiệp sáng tác thơ ca từ bố, cô bé Bàng Ái Thơ bắt đầu sáng tác thơ từ 8 tuổi, cùng thời như Trần Đang Khoa, Cẩm Thơ… Hồi đó, nhiều bài thơ đã được đăng trên báo Thiếu niên, Nhi đồng, Lao động, Văn nghệ … 

Ngoài sáng tác thơ ca, Bàng Ái Thơ còn vẽ tranh, sáng tác nhạc. Khi ngắm tranh Bàng Ái Thơ vẽ, hay đọc thơ Bàng Ái Thơ sáng tác, nghe nhạc phẩm Bàng Ái Thơ phổ, tất cả mọi người như đều được truyền cảm hứng từ những đau thương vượt vũ môn ngoạn mục. Từ đó khẳng định bản thân, không hổ danh là người con phấn đấu bền bỉ của dòng tộc họ Bàng. 

Bàng Ái Thơ luôn nhìn vào tấm gương gia đình mà noi theo, mà bền bỉ phấn đấu nối tiếp truyền thống và ảnh hưởng của gia tộc họ Bàng. Bà được xem như nữ sỹ “cầm kỳ thi họa” tài hoa trên nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật. Những tác phẩm trưng bày trong cuộc triển lãm hội họa của họa sĩ Bàng Ái Thơ sử dụng gam màu độc đáo, sang trọng. Những bức tranh tĩnh vật sống động, ấm áp. Ngắm nhìn những bức tranh ấy như có cảm giác ấm êm, hạnh phúc nhờ những đường nét, mảng khối, màu sắc rất mềm mại, tinh tế. Không chỉ là một họa sỹ, đồng thời bà là thi sỹ với những bài thơ trầm mặc nhưng bay bổng. Chưa hết, bà còn là nhạc sỹ với những ca khúc trữ tình lãng mạn. Với những nỗ lực của mình, bà đã được nhận 03 giải thưởng âm nhạc. Ở mảng nào Bàng Ái Thơ cũng gặt hái thành công nhất định. Có lẽ, dòng máu nghệ thuật của cha ông đã cho bà tiếp nhận những tinh tuý truyền đời. Bên cạnh đó, từ trong sâu thẳm, bản thân bà luôn khát khao được nối nghiệp nhà, ước muốn đam mê được thoả sáng tạo. 

Một số tác phẩm tiêu biểu của Bàng Ái Thơ: Sớm mai xuân (NXB Văn học), Cát loãng (NXB Hội Nhà văn), Ma thuật thi ca (NXB Ukiyoto Canada, 2022), Lời nói dịu dàng, ngôn từ mạnh mẽ (Thơ in chung với tác giả Kiều Bích Hậu, NXB Hội văn học nghệ thuật VN tại EU, Đức, 2023).

Dưới đây là một số thông tin về nhà thơ Bàng Ái Thơ:

  • Năm sinh: 1958
  • Quê quán: Hà Nội
  • Tác phẩm chính:
  1. Mắt lặng (NXB Hội Nhà văn)
  2. Ánh sáng từ viên sỏi (NXB Hội Nhà văn)
  3. Sớm mai xuân (NXB Văn học)
  4. Trở lại mình (NXB Hội Nhà văn)
  5. Cát loãng (NXB Hội Nhà văn)
  6. Bạch lạp và Hoa hồng (NXB Hội Nhà văn)
  7. Ma thuật thi ca (NXB Ukiyoto Canada, 2022)
  8. Lời nói dịu dàng, ngôn từ mạnh mẽ (Thơ in chung với tác giả Kiều Bích Hậu, NXB Hội văn học nghệ thuật VN tại EU, Đức, 2023)
  • GIẢI THƯỞNG

Bàng Ái Thơ từng đoạt 3 giải thưởng văn học trong nước:

  • Ma thuật thi ca: giải thưởng thơ ca của Hội Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
  • Vở kịch “Nỗi muộn sầu tháng Chạp” kịch sân khấu

Bàng Ái Thơ đồng thời cũng là một họa sĩ với 3 triển lãm cá nhân và một nhạc sĩ với 3 giải thưởng âm nhạc:

  • Giải Bộ tư lệnh Hải quân viết cho biển đảo, sáng tác văn học với bản nhạc “Bình yên hơi thở biển đông”;
  • Giải Ngôi sao thế kỷ “Bóng biển thông linh – Bình yên hơi thở biển đông”, chùm văn học được phổ nhạc;
  • Giải Văn học nghệ thuật Hà Nội cho bài “Trăng không bỏ bản”

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.