• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Chùm thơ thiếu nhi song ngữ của tác giả Dương Khâu Luông
    25 Tháng 7, 2024
    Thơ Niê A Dũng
    1 Tháng 1, 2025
    Latest News
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
    Truyện ngắn Thanh Tám
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > VĂN HỌC > Thơ > Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3
Thơ

Tiểu luận Võ Quốc Việt: Vài cảm nhận về Cuộc thi Thơ 1-2-3

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 11 Tháng 3, 2025 6:30 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry) năm 2024 – 2025 đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả trong lẫn ngoài nước và đã công bố kết quả. Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban Chung khảo đã có bài tiểu luận công phu, sâu sắc mang tính tổng kết về cuộc thi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

1. Bẩm thụ khí chất quê hương Phú Yên – “một thời trấn biên trên hành trình khẩn hoang mở cõi về phương Nam của dân tộc” – nhà thơ Phan Hoàng luôn cho thấy ý hướng cách tân, vươn mình về phía tương lai. Trên hành trình văn chương hơn ba thập kỷ, thể thơ 1-2-3 ra đời chính trong ý hướng như vậy. Nhà thơ Phan Hoàng chia sẻ: “Năm 2018 là một năm đầy “biến động” đối với tôi. Từ bỏ nhiều hoạt động xã hội, tôi tranh thủ thời gian du lịch nhiều nơi, tập trung đọc sách, nghiên cứu tìm con đường mới cho sáng tác. Sau chuyến tham quan hai thành phố lớn Moskva và Saint Petersburg đầy ấn tượng về văn hoá Nga, trên chuyến bay trở về khi ngang vịnh Ba Tư ở Trung Đông tự dưng tôi nảy ra ý tưởng thể nghiệm một hình thức thơ mới gọi là Thơ 1-2-3”[1]. Có thể nói, thơ 1-2-3 là thể nghiệm khởi đi từ khát vọng đổi mới thi ca đương thời.

Thể thơ 1-2-3 được nhà thơ Phan Hoàng khởi xướng từ mùa thu năm 2018. Đến nay, thể loại này đã được hưởng ứng và phát triển rộng rãi. Chỉ trong thời gian ngắn, thể thơ 1-2-3 phát triển đa dạng về thi tài, thi liệu, thi hứng,… góp phần làm phong phú sinh hoạt thi ca hiện nay. Tiến sĩ Nguyễn Minh Ca cho rằng: “Cần có nhiều thời gian hơn để thẩm định giá trị và ảnh hưởng của nó với thơ ca Việt Nam hiện đại, nhưng với tinh thần đổi mới, những đóng góp và ảnh hưởng của thơ 1-2-3 đến phong trào sáng tác thể loại này trong vài năm trở lại đây là đáng được ghi nhận”[2]. Trải qua quá trình vận động phát triển, thơ 1-2-3 dần khẳng định giá trị nghệ thuật. Trên phương diện ngôn từ nghệ thuật, nhà nghiên cứu Bảo Bình nhận thấy thể thơ này “phóng khoáng trong sự mực thước, nửa phần bay lượn tự do, nửa phần còn lại là vẫn phải bay trong khung trời cho phép”[3]. Thơ 1-2-3 được hưởng ứng như vậy phần nào cho thấy sự phát triển và nhu cầu cách tân thi ca của thi giới hiện nay. Điều này ít nhiều ấn chứng cho sự dịch chuyển của sinh cảnh thơ Việt đương thời.

Chính thế, việc tổ chức Cuộc thi Thơ 1-2-3 như sự hồi ứng tự nhiên. Cuộc thi thơ không chỉ giúp thi giới 1-2-3 có cơ hội thể hiện phong cách thi ca mà còn góp phần cho sự phát triển chung của thể loại này.

2. Với tinh thần đó, Cuộc thi Thơ 1-2-3 lần thứ I do trang Nhịp Sống Văn Học và Văn Học Sài Gòn tổ chức từ tháng 9.2024 đến tháng 1.2025. Liên tục từ đầu tháng 9.2024 tới 24 giờ ngày 23.01.2025, sau gần 5 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi Thơ 1-2-3 lần thứ I đã nhận được sự hưởng ứng sôi nổi của anh chị em làm thơ trong và ngoài nước với gần 619 bài thơ sáng tác theo thể thơ 1-2-3.

Qua cuộc thi, sự hưởng ứng của thi giới đối với thể loại thơ 1-2-3 trước hết biểu hiện ở quang cảnh thi ca sống động với nhiều chủ đề đa dạng: từ tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, vẻ đẹp thiên nhiên; cho đến triết lý sống, triết lý về nghệ thuật và những hoài niệm về đời người. Thế nhưng điểm nổi bật: thể thơ 1-2-3 thể hiện sự kết dệt, giao thoa, cộng hưởng nhiều suy tư khác nhau về đời sống của giới cầm bút. Điều này cho thấy những nhà thơ tham gia cuộc thi có sự chiêm nghiệm, trăn trở và ưu tư về tự thân, tha nhân và đời người.

Nhà thơ Phan Hoàng và nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh – Trưởng ban Chung khảo Cuộc thi Thơ 1-2-3

Thêm nữa, quan niệm nghệ thuật của thi giới 1-2-3 trong cuộc thi này trang trải trên nhiều phương diện: thế giới quan, nhân sinh quan, thẩm mỹ quan, đạo đức quan,… Những bài thơ 1-2-3 tham gia cuộc thi này còn cho thấy giới cầm bút đồng thời phóng chiếu trên hai chiều kích thời gian: (1) sự hồi vọng quá khứ, chiêm nghiệm về kỷ niệm quá vãng, niềm thương nhớ sơ xưa; (2) sự cộng hưởng với thời đương đại cho thấy hơi thở đời sống đang diễn ra với niềm tin tưởng lạc quan vào tương lai. Bên cạnh đó nhiều bài thơ thể hiện chiều hướng đào sâu vào nội tâm con người. Từ những vỉa tầng sâu kín tâm hồn, các nhà thơ không chỉ góp phần giúp bạn đọc thấu hiểu thêm trầm tích hồn người mà còn thông qua đó hướng bạn đọc đến những giá trị chân-thiện-mỹ. Với Cuộc thi Thơ 1-2-3 lần đầu tiên được tổ chức, những chiều kích suy tưởng như vậy là điều đáng ghi nhận.

Bên cạnh đó, các nhà thơ tham gia cuộc thi còn cho thấy sự tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa dân tộc và phản ánh niềm tin tưởng lạc quan vào nhịp sống thời đương đại. Những dòng thơ như “Anh bộ đội nâng niu nụ cười con trẻ/ nụ cười như mọc lên từ trong bùn đất/ một tượng đài sừng sững thiêng liêng tỏa sáng tình người” (Nguyễn Kim Thịnh); hay “Đồng đội, người thân tìm anh / Suốt một đời mải miết/ Đến lúc họ đi hết rồi anh vẫn giữ đất quê hương” (Nguyễn Thái Bảo) đã tiếp nối tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ thời khói lửa đến lúc thanh bình. Nhiều bài thơ bộc lộ lòng trân quý đối với truyền thống văn hóa dân tộc, như: “em ngắt câu dân ca cắm vào hồn thiêng xứ sở/ cây lúa trổ đồng thơm hương thì con gái/ con sông Hậu hiền hòa tắm mát cả mùa xuân” (Hồ Trung Chính); “Những cánh hoa cà phê trổ trắng trong ký ức phơi khô/ Dưới bóng bạch đàn ai gói nhớ vào ngọn gió nóng bỏng đầu mùa/ Đêm trở mình hương bánh căn lẫn mùi khói củi gọi về quê xa” (Võ Thị Như Mai);… Với cảm hứng thế sự, các nhà thơ thể hiện nhiều suy ngẫm trước nhịp sống thời đại: “Trường Sa, Hoàng Sa đảo nổi đảo chìm/ Lịch sử mấy ngàn năm đất nước Rồng Tiên/ Non nước vững âu vàng vạn kỷ” (Chu Minh);  “Thời đại tự do yêu có nhiều lý do cần đến sex/ Cho nhận, trải nghiệm là cùng nhau và vì nhau” (Đoàn Thị Diễm Thuyên).

Không chỉ vậy, các nhà thơ cũng khai thác những cung bậc đời thường, qua đó bạn đọc có dịp cảm thấu và chiêm nghiệm lại giá trị tình cảm quý giá của đời người. “Con rô ăn sao búng nước ao khuya tĩnh mịch/ Cơn gió nhón gót xào xạc bụi chuối tiêu già/ Lược trăng đầu tháng la đà chải mái tóc mẹ ta trắng buốt…” (Dương Vũ); “Con bật que diêm lòng mình, đốt ngọn lửa tự tàn tro/ Kê bên chân mẹ âu lửa hồng, nhìn khói cay vào mắt/ Mẹ như cánh đồng lênh láng đầy trăng, soi con bước” (Phan Minh Thoại). Cùng với đó, phần nhiều bài thơ 1-2-3 tham gia cuộc thi này cho thấy khả năng khai thác cảm xúc vi tế. Các nhà thơ không chỉ có cách tiếp cận thực tại rất cá tính mà còn cho thấy độ nhạy bén trong cảm quan nghệ thuật. “Đem quá khứ rải dưới chân, hái nụ cười thiên hạ/ Gieo hạt từ tâm soi vào mình làm tựa/ Gặt ước mơ ở tuổi xuân thì” (Trần Thị Thùy Vy); hay “Em đậu xuống khu vườn anh/ Hồn nhiên nhành xuân không vết tuổi/ Ngụ cư anh vương quốc thanh tân” (Vũ Trần Anh Thư). Do đó, mỗi bài thơ đều thể hiện nhãn quan đời sống và cá tính nghệ thuật rất riêng. Đến với thi ca một cách chân thành, mỗi bài thơ, mỗi tiếng thơ đều đáng quý, đáng trân trọng!

Nhà lý luận phê bình, nhà thơ Võ Quốc Việt

Và sự hưởng ứng của giới cầm bút dành cho thể thơ này còn biểu hiện qua lực lượng sáng tác. Lực lượng sáng tác đa dạng về lứa tuổi, nghề nghiệp và nơi cư trú (từ trong nước đến hải ngoại). Dù hoàn cảnh sống khác nhau và lĩnh vực nghề nghiệp riêng, song tất cả các nhà thơ tham gia cuộc thi đều bộc lộ tình yêu thi ca chân thành, đằm thắm. Trên hết, các nhà thơ thể hiện tinh thần nghiêm túc trong thực hành sáng tạo; thể hiện nhận thức tích cực tham gia đóng góp cho sự phát triển chung của thể loại. Thơ 1-2-3 không chỉ là thể nghiệm cá nhân mà các nhà thơ trong cuộc thi này còn góp phần tạo nên hiện tượng đáng chú ý trong sinh cảnh văn chương hiện nay.

3. Tựu trung, Cuộc thi Thơ 1-2-3 do trang Nhịp Sống Văn Học và Văn Học Sài Gòn tổ chức đã góp phần thúc đẩy sinh hoạt thi ca sôi nổi, lành mạnh, tinh thần lạc quan, niềm tin tưởng tươi sáng vào đời sống xã hội hiện nay. Sinh hoạt thơ 1-2-3 qua cuộc thi này còn cho thấy tâm hồn yêu thi ca khởi đi từ truyền thống vốn có của người Việt. Thông qua cuộc thi, giới cầm bút cho thấy thế giới quan rộng mở, phản ánh hiện thực đời sống với chất giọng vừa trữ tình vừa triết lý. Nhiều bài thơ thể hiện sự chiêm nghiệm về đời người, những nỗi niềm, những cung bậc cảm xúc giữa dòng đời.

Bên cạnh đó, nhiều cây bút bộc lộ cảm thức về thiên nhiên, biểu thị mỹ cảm giao hòa với thiên nhiên tạo vật. Nổi bật hơn hết, các sáng tác tham gia cuộc thi này bộc lộ tình yêu quê hương sâu nặng; sự trân trọng tình cảm con người và thượng tôn tính người trong sáng tốt đẹp; cùng với đó là sự ghi ơn và tự hào về lịch sử đất nước, về văn hóa truyền thống dân tộc và về lịch sử đấu tranh hào hùng của thế hệ đi trước.

Rừng Dầu, 28.II.2025

VÕ QUỐC VIỆT

(Theo Vanhocsaigon.com)

_________________________________

[1] Nguyễn Tham Thiện Kế (phỏng vấn, 2021). Nhà thơ – nhà báo Phan Hoàng: Tôi muốn góp phần tiếp thêm động lực cho bạn trẻ. Trang thông tin Hội Nhà văn Việt Nam. Nguồn: https://vanvn.vn/nha-tho-nha-bao-phan-hoang-toi-muon-gop-phan-tiep-them-dong-luc-cho-ban-tre/

[2] Nguyễn Minh Ca (2024). Thơ 1-2-3 trong không gian văn học đương đại Việt Nam. Trang thông tin Hội Nhà văn Việt Nam. Nguồn: https://vanvn.vn/tho-1-2-3-trong-khong-gian-van-hoc-duong-dai-viet-nam/

[3] Bảo Bình (2024). Thơ 1-2-3, thể thơ độc đáo của nghệ thuật ngôn từ đương đại. Trang thông tin Hội Nhà văn Việt Nam. Nguồn: https://vanvn.vn/tho-1-2-3-the-tho-doc-dao-cua-nghe-thuat-ngon-tu-duong-dai-tieu-luan-bao-binh/

More Read

Bùi Xuân
Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria
Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
Chuyện những cái tên
TAGGED:Cuộc thi Thơ 1-2-3 (The 1-2-3 Poetry Style/ Phannist Poetry)
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Kết quả Cuộc thi Thơ 1-2-3 năm 2024 – 2025
Next Article Khai mạc Lễ hội Pháp & cộng đồng Pháp ngữ 2025 vào cuối tháng 3 

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Cuối tháng 3 năm 2025 nhằm vào tháng 2 năm Ất Tỵ,…

83 Min Read
Truyện ngắn Trần Thủy

Trần Thủy sinh năm 1976 tại Hà Nội, hiện chị đang sinh…

35 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a literary translator and a…

8 Tháng 5, 2025

Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung…

8 Tháng 5, 2025

Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh…

7 Tháng 5, 2025

VINH DANH VÕ THỊ NHƯ MAI TẠI PERTH: NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ LAN TỎA VĂN HÓA VIỆT QUA THI CA VÀ NGÔN NGỮ

Chiều ngày 7 tháng 5 năm…

7 Tháng 5, 2025

Một câu chuyện mang tính văn hóa về thất bại

Ngày 30 tháng 4 năm 2025…

7 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Thơ Mashhura Usmonova (Uzbekistan)

Mashhura Usmonova, ái nữ của ngài Zafarjon, sinh ngày 16 tháng 5…

4 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Thơ Azam Abidov (Uzbekistan)

Dư âm niềm vui…

6 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Tập thơ “Muối mặn dâng đời” của Nguyễn Đình Tâm ra mắt tại Mỹ

Tháng 4 năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình thi ca…

6 Min Read
Thơ

Rồi cũng nhận ra mình…

Ta cứ nói đều đều về lẽ sống/ Rồi nhận ra mình cũng giọng điệu…

1 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?