• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Thúy Ngoan
    30 Tháng 7, 2024
    Truyện thiếu nhi Thanh Cầm
    1 Tháng 1, 2025
    Latest News
    Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái
    12 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Truyện ngắn Ngô Nữ Thùy Linh
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG > Truyện ngắn > Truyện ngắn Ngô Nữ Thùy Linh
Truyện ngắnVănVĂN HỌCVĂN THƠ TRĂM MIỀN

Truyện ngắn Ngô Nữ Thùy Linh

Đường Uyên
Last updated: 18 Tháng 3, 2025 5:29 chiều
Đường Uyên
Share
SHARE

Vài nét về tác giả:

Ngô Nữ Thùy Linh sinh năm 1988, tại Nghệ An. Hiện chị đang công tác tại Ủy ban nhân dân xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Ngô Nữ Thùy Linh bắt đầu viết từ năm 2006, có nhiều tác phẩm in trên các tạp chí trung ương và địa phương như báo Tiền phong, tạp chí Văn nghệ Đồng Nai, báo Đồng Nai, tạp chí Văn nghệ Quân đội, báo Quân đội nhân dân, báo Hà Nội Mới, tạp chí Người Hà Nội, báo Giáo dục và thời đại, v.v…

Giải thưởng:

  • Giải khuyến khích cuộc thi “Viết về những kỉ niệm ấu thơ” do báo Thiếu niên tiền phong tổ chức, tác phẩm “Bố tôi và những ụ rơm” năm 2006.
  • Giải ba cuộc thi Phóng sự, kí sự Trường Cao Đẳng truyền hình Hà Nam. Tác phẩm In trên báo Nhân dân,tác Phẩm phóng sự “Chuyện người bắt dơi” năm 2008.
  • Giải nhì cuộc thi “viết về quê hương” do Báo Việt Nam net phối hợp cùng Viettel tổ chức với tác phẩm “Mùa dẻ của lũ trẻ chăn trâu” năm 2013.
  • Giải khuyến khích cuộc thi “Vượt qua đại dịch” do báo Tuổi trẻ tổ chức với tác phẩm “Mùa dịch nơi mảnh đất nghèo” năm 2020.
  • Giải ba cuộc thi “Vẻ đẹp của sự đa dạng” với tác phẩm “Tôi là GLBT, tôi muốn sống thật với chính mình”, in trong tập sách “Màu của gió” do Trung tâm phát triển về giới Csaga tổ chức năm 2023.

Cuộc đời của má

– Con đậu Đại học rồi má ơi, đậu thật rồi!

Thằng Lý cầm tờ giấy báo đậu Đại học, chạy dọc con mương, nhảy qua bờ be đến bên bờ ruộng má nó đang làm cỏ lúa. Nó thở hổn hển, chìa ra tấm giấy trắng, có in những dòng chữ bé xinh. Mồ hôi chảy dài trên gương mặt đen sạm của nó. Mười tám tuổi mà nó như một ông già, vì nắng, vì gió, vì những vất vả gian lao nơi chốn quê này. Đó cũng là lí do vì sao nó quyết tâm phải đậu Đại học, để được ngẩng cao đầu, bước chân ra khỏi làng, bỏ lại sau lưng những bùn đất, những nhọc nhằn in hằn lên tấm lưng của má. Nhưng đó là nói thế, nó vẫn phải cậy nhờ má, cho đến khi nó ra trường, có tấm bằng trong tay và xin được một công việc ổn định.

Má đang lúi húi dưới ruộng, ngừng tay, ngẩng đầu lên nở một nụ cười nhân hậu, mắt má hấp háy niềm vui. Nó chỉ cho má những con chữ trong tờ giấy. Má gật gù ra chiều ưng ý. Má đâu biết chữ, Lý đọc cái gì, nói cái gì thì má nghe cái đó. Biết tin nó được lên phố, má lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt già nua, xám xịt, nâng tờ giấy báo học một cách cẩn trọng. Lý nhanh nhảu:

– Con được lên phố rồi, con sẽ đi học, làm thêm, kiếm tiền phụ má, má đừng có lo gì nghen. Sau này học xong, ra trường má sẽ bớt khổ, chẳng phải bươn bả nhiều ngoài đồng như thế này nữa, con sẽ nuôi má.

Má cười hiền hậu:

– Bao năm đèn sách, bây giờ con đậu Đại học, má mừng hết lớn. Chuyện học hành thành tài, còn xa xôi lắm con, mình đâu nói trước được điều gì. Mai mốt con lên phố rồi, cũng còn nhiều cái phải lo. Miễn sao má con mình cùng nhau phấn đấu, thì chắc bốn năm Đại học của con sẽ qua nhanh thôi.

Hai má con nhìn nhau cười vui vẻ. Lý kéo má lên khỏi bờ, chuẩn bị ra chợ, mua con cá, miếng thịt, làm bữa cơm chiều đủ đầy, coi như mừng nó đậu Đại học. Bao năm rồi, hai má con toàn dưa cà với mắm, thịt thà hiếm hoi, nó gầy như một que củi khô. Được cái nó khỏe, chẳng bao giờ đau bệnh, hai má con cứ thế dắt díu nhau qua mười mấy năm cuộc đời của Lý. Thỉnh thoảng nó hay hỏi má về tung tích của ba, nhưng tuyệt nhiên má không kể. Má biểu mai này lớn thật lớn, má sẽ kể cho con nghe, còn bây giờ thì chưa. Lý ngậm ngùi, thở dài não nuột. Nhưng nó biết má không nói cũng có lí do và nỗi niềm riêng của má, nên mãi sau này, mỗi lần có dịp hội tụ đủ anh em họ hàng, nó vẫn sẽ chẳng đả động gì tới ba nó.

***

Ở làng này, bước chân vào được Đại học quả là một điều hiếm hoi. Hơn nữa với một gia đình như Lý, má nó không biết chữ, cộng trừ nhân chia còn khập khừng, vậy mà nó lại đậu Đại học. Mà không những đậu, Lý còn thuộc hàng tóp điểm cao của trường, nghe đâu, nó đứng thứ hai, thứ ba gì đó. Má nghe chú Cát làm bên Bưu điện xã méc lại như thế. Hôm nọ nó ra bưu điện dò điểm, chú đứng bên cạnh nó, nên chú biết. Má khấp khởi mừng, bước chân ra đầu cũng vững vàng hơn. Biết là phía trước còn bao gian khó, nhất là thời gian Lý bắt đầu nhập học, nhưng nhìn xóm trên, xóm dưới, chỉ một mình Lý được vào Đại học, má không khỏi tự hào, hãnh diện.

Mấy nay đi làm đồng, cúi xuống thấy cỏ nhưng ngẩng đầu lên lại thấy trời xanh thăm thẳm, má cứ tủm tỉm cười một mình. Cái lưng đau nhức mấy nay, tự nhiên hết hẳn.

***

Chuyến về phố của má con Lý bắt đầu khi anh em, họ hàng bên má tập trung lại. Người gom ít tiền, người gom ít thực phẩm, quần áo, những đồ đạc cần thiết cho má con Lý. Chú Tư chạy xe ba gác, tình nguyện chở hai má con ra quốc lộ để bắt xe lên thành phố. Thím Thanh sợ hai má con lạ phố, lại sợ người quê dễ bị lừa, cứ một mực đòi đi theo. Lý cười:

– Thím đừng lo quá ạ, má con ngó bộ vậy thôi, dữ dằn lắm à nghen.

Má liếc xéo Lý một cái. Bẹo cái hông nó:

– Tổ cha mậy, tao nuôi lớn bộ tao không biết gì hay sao?

Tiếng cười, tiếng dặn dò, râm ran cả căn nhà ngói ba gian cũ kĩ. Mấy nay nó luôn chìm trong ảm đạm, bước chân của hai má con đi về, âm thầm, lặng lẽ. Cứ ở trường về là Lý lại chui vào bàn học, chăm chỉ cho đến khi má dọn mâm ra. Hai má con ngồi bên mâm cơm đạm bạc, Lý kể cho má nghe mấy câu chuyện ở trường. Nhưng mỗi buổi ăn cơm cũng diễn ra chóng vánh, vì má còn ra chuồng gà, lo cho đàn gà, kéo tấm bạt lên che cho lũ heo, xong đâu đấy má lại vào đan mớ giỏ lục bình, đặng kiếm tiền cho Lý nộp học phí và tích góp ăn uống hằng ngày. Nhiều đêm, sau giấc ngủ mộng mị trên bàn học, mở mắt ra Lý vẫn thấy má lọm khọm bên ánh đèn dầu hiu hắt. Má sợ làm Lý thức giấc, nên lúc nào má cũng để sẵn ngọn đèn dầu, Lý ngủ thì má sẽ mang nó ra, đốt lên cặm cụi đan giỏ. Nhiều lần tỉnh giấc, nhìn tấm lưng còng như một dấu hỏi của má, Lý rơi nước mắt ào ạt. Nó lại cắm cúi vào những con chữ, mong sao có cơ hội đổi đời.

***

Lý vào môi trường mới. Đầu tiên là nó tìm việc làm thêm. Rồi những khoản đóng học, nó bảo má nói với các thím, các chú ở nhà, thư thư nó làm có tiền nó gửi về trả. Má nhéo vào tai nó:

– Thằng này, má biểu con đi học cho tốt, chứ có biểu con đi làm thêm kiếm tiền trả nợ đâu. Mai mốt má bán heo, bán gà, tiền học đầu năm của con, má trả mấy hồi.

Hai má con ôm nhau ở bến xe, rưng rưng nước mắt. Thế là từ nay Lý xa ngôi nhà thân thương ấy, xa những buổi chiều êm đềm bên lũy tre làng, và nhất là xa má, người đàn bà tảo tần suốt cuộc đời cho Lý, chưa bao giờ có một lời oán than.

***

  • Mày to con, đẹp trai thế, sao không làm trai bao đi, được ối tiền để đi học đấy!

Thằng quản lý quán bar đã nói thẳng vào mặt Lý như thế khi nó đang lúi húi lau dọn ly tách sau một tối vật vã của đám thanh niên thành phố. Lý cười hiền nhưng gằn giọng đanh thép:

– Má em không dạy em như thế!

Rồi nó cúi người, bê chiếc khay đi xuống bếp, không thèm ngoảnh lại nhìn quản lý một lần nào. Hôm sau Lý chủ động xin nghỉ việc. Nó nghĩ thành phố này đầy rẫy những mưu mô, độc ác và lừa lọc, nhất là đối với những sinh viên mới nhập học như nó. Nhưng bao ngày trên ghế nhà trường, học hành, thầy cô đã dạy nó. Hơn nữa lời má luôn văng vẳng bên tai nó “làm gì thì làm, đừng sa đọa con nhé”. Nó đủ dũng khí để bước qua những cám dỗ đó.

***

  • Má bịnh rồi Lý ơi, con về xem tình hình thế nào, nhà có chuyện rồi.

Lý bỏ học giữa chừng, đón xe đò về quê. Nghe tin má bịnh thôi là nó đã đau thắt ruột. Vậy mà mấy nay má chẳng nói gì. Đi đến đầu ngõ, nó nghe có tiếng xì xào của mấy bà hàng xóm. Nghe đâu có người vào nhà nó, kiếm tìm gì đó. Nó mang ba lô chạy vù vù qua bờ mương, miệng không ngừng gọi má. Nó sợ chuyện không hay xảy ra với má. Mấy nay, những đồng tiền ít ỏi má gửi lên, nó đâu dám xài, nghĩ má ở nhà vất vả, nên nó đã gom lại, để dành. Nghỉ hè nó không dám về quê, ráng ở lại kiếm thêm chút đỉnh, đặng vào năm học có tiền nộp, tiền ăn và phòng trọ.

          Căn nhà bình thường gọn gàng là thế, nay đập vào mắt Lý là mớ lộn xộn của dây dợ. Má nằm ở góc giường tối, bàn tay gầy gò, yếu ớt. Người ta bảo má kiệt sức do suy nghĩ nhiều. Lý chẳng hiểu vì sao, mấy nay nó nghe điện thoại, đều thấy má vui vẻ, má khỏe mạnh. Sao tự nhiên…

          Nó chạy ào đến bên má, khóc như mưa. Thím Tư kể cho nó nghe chuyện ở nhà. Nghe đâu lúc nó đi thành phố học, ba nó dò la tin tức, tìm đường về quê hỏi thăm. Ổng gặp má, đòi má trả Lý lại cho ổng. Nghe đâu hồi trước qua lại với má là do má xin một đứa con, nuôi nấng vui tuổi già. Ai dè lên phố, ổng quên luôn, rồi đùng cái, vợ ổng con cái đề huề nhưng kiếm mãi không ra một mụn con trai, sợ sau này không có người chống gậy, nên ổng tìm đường đi về bắt Lý.

          Dùng uy lực của một người đàn ông có chức có quyền, một tháng dài đằng đẵng, ổng làm cho má của Lý suy nghĩ nhiều, rồi đổ bệnh ra. Thâm tâm cứ sợ mất con, nhưng chẳng dám kể cho nó nghe, sợ nó tìm về gốc tích của nó, má mất con thật thì sao? Nghĩ vậy thôi mà má trằn trọc nhiều đêm, rồi cứ thế héo hon.

          Lý quỳ dưới giường, khóc không thành tiếng:

          – Con ở đây mà má, con có đi theo ai đâu mà má nghĩ suy đến đổ bệnh thế này. Dù ông trời này có sập xuống, dù có ai tới đòi con thì con cũng không bao giờ rời xa má cơ mà.

***

Ông ba của Lý vừa bước tới cửa, khựng lại khi nghe nó nói như vậy. Thì ra bao năm, với Lý, chỉ có má là duy nhất. Ông làm gì có phần phước trong cuộc đời của nó và má nó. Riêng phần đòi con của ông, đã khiến má nó đổ bịnh, Lý đã không kiếm tìm ông để hỏi chuyện cho ra nhẽ thì thôi, nó cũng đủ lớn để hiểu phải quấy, ông mà bước vào cuộc đời nó thử coi, liệu ông có yên ổn với nó hay không?

Mặc dù mấy nay nó luôn nghĩ về gốc tích của nó, nhưng má hứa tới ngày tới tháng má kể cho nó hết thì nó tự biết điều đó, nó cũng không làm khó dễ má.

***

Vườn cây xôn xao nắng. Mấy nay má bịnh, chúng cũng xác xơ đi nhiều. Mọi người sợ má ra đi, nên cứ nơm nớp quanh quẩn bên nhà. Có Lý về, má tỉnh táo lại, ngồi dậy ăn cháo ngon lành. Được Lý động viên, nên má chẳng sợ gì nữa. Nó ngồi ôm má, thủ thỉ:

– Có con ở đây rồi, má đừng lo nghĩ nhiều nghen. Bây giờ và cả sau này, con vẫn sẽ luôn bên cạnh má.

Má cười hiền hậu, đưa bàn tay gầy gò vuốt tóc nó. Ngoài hiên, chân ông ba khựng lại…có lẽ để bước vào cuộc đời của Lý và má con nó, ông ba phải khác đi nhiều…./.

N.N.T.L

TAGGED:tác giảtác phẩmTruyện ngắn
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article TÌM Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI QUA TRANG VIẾT
Next Article Truyện ngắn Trần Thị Hồng Anh
Leave a comment

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh năm 1954 tại làng Sitovo…

17 Min Read
Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và…

16 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Thơ Nguyễn Khang

Mở cửa gặp nắng giăng tơ/ Gặp hồn lạc bước…

23 Tháng 5, 2025

Lá thư của cô bé 13 tuổi gửi Tổng thống Mỹ – Nhà văn Bulgaria với Tình yêu Việt Nam

Trong những năm tháng khốc liệt…

21 Tháng 5, 2025

Mẹ tôi vất vả cả đời

Chỉ mới đấy thôi vậy mà…

19 Tháng 5, 2025

Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”

Tư tưởng Hồ Chí Minh là…

18 Tháng 5, 2025

Hà Nội vào mùa cây sấu nở hoa

Cứ đến hẹn lại tới, khi…

17 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Thơ Lee Nan-hee (Hàn Quốc)             

Vài nét về tác giả Lee Nan-hee…

12 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI

Vũ kịch Ấn Độ “Hành trình của Đức Phật Cồ-đàm” tại Hà Nội

Ngày 12/5/2025, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình vũ kịch…

5 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIĐối Thoại Với Cuộc Sống

“Kí ức kiều bào” trong trái tim người con Việt – Pháp

Ngày 11/5/2025, tại NXB Kim Đồng đã diễn ra tọa đàm “Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử kết…

8 Min Read
VĂN HỌCTruyện ngắnVănVĂN THƠ TRĂM MIỀN

Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái

Viên Nguyệt Ái tên thật là Nguyễn Phương Thúy sinh năm 1985 tại phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì,…

35 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?