• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ về Mẹ nhân mùa Vu Lan
    8 Tháng 8, 2024
    Thơ Bàn Hữu Tài
    12 Tháng 2, 2025
    Latest News
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
    Truyện ngắn Thanh Tám
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Truyện ngắn Elena Pucillo Truong (Ý)
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > VĂN HỌC > CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI > Truyện ngắn Elena Pucillo Truong (Ý)
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI

Truyện ngắn Elena Pucillo Truong (Ý)

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 25 Tháng 8, 2024 11:22 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Vài nét về tác giả:

Tác giả Elena Pucillo Truong, người Ý, là Tiến sĩ ngôn ngữ và văn học nước ngoài (Đại học Milano Italia). Chị dạy tiếng Pháp và Văn Minh Pháp tại Milano từ năm 1982 đến 2010. Chị cũng từng dạy tiếng Ý tại Nhạc Viện TP. HCM, tại phòng lãnh sự danh dự Ý; dạy tiếng Ý và Văn Hóa Pháp tại khoa Ngữ Văn Pháp, Trường Đại học KH XH và Nhân Văn tại TP. HCM.

Tác giả Elena Pucillo Truong trong một sự kiện.

Chị rất yêu Việt Nam và đã tổ chức nhiều hội thảo ở Ý về Việt Nam theo các đề tài: “Vai trò phụ nữ và tầm quan trọng của họ trong gia đình Việt Nam”; “ Tết Việt Nam, phong tục và truyền thống”; “ Đổi mới, phát triển kinh tế Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt”…

Chị cũng viết và cộng tác với các báo: La Compagnia dei viaggiatori (Ý), Mekong (Tập san của trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại Torino, Ý), Tập san văn học Quán Văn (Sài Gòn), Tạp chí Văn hóa Phật Giáo, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Văn Nghệ HNV VN. Chị đã có một số truyện ngắn đăng trên báo Thanh Niên, báo Tuổi trẻ cuối tuần, báo Phụ Nữ, báo Bình Định…

Tác phẩm đã xuất bản : 

– Bóng của ngày (tập truyện ngắn & tản văn, Elena Pucillo Truong và Từ Sâm – NXB Hội Nhà Văn, 2012) 

– Một phút tự do (tập truyện, tùy bút, NXB VH&VN, 2014) nhận Giải thưởng HNV TP. HCM năm 2015. Sau đó được NXB Tổng Hợp Tái Bản tháng 3/2020 và in bằng nguyên tác tiếng Ý: Un istante di libertà (Một Phút Tự Do, NXB Calibano, 10-20119) 

– Vàng trên biển đá đen (tập truyện, tùy bút, NXB Tổng Hợp TP.HCM, 1-2018)  

– Cùng Bay về Tâm dịch (tập truyện ngắn & tản văn, in chung với nhiều tác giả về đại dịch covid, NXN Hội Nhà Văn, 10.2020) 

– Dịch tiểu thuyết ƯỚC HẸN CUỐI CÙNG (Ultima Promessa) của Trương Văn Dân sang tiếng Ý (NXB Etabeta, Ps 1, 2024 )

– Hạt bụi lênh đênh (tập truyện, tùy bút, NXB Tổng Hợp TP. HCM, 7-2024)

– Gia đình, Những nỗi đau ngọt ngào (tập truyện ngắn & tản văn, in chung với Trương Văn Dân, NXB Tổng Hợp TP. HCM, 7-2024)

Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một truyện ngắn của tác giả Elena Pucillo Truong.

Vàng trên biển đá đen

(Viết cho những người bạn cầm phấn)

Tiếng bản lề rít lên kẽo kẹt khi tôi đẩy cánh cửa bước vào lớp học. Ánh nhìn của tôi buồn bã chiếu xuống những dãy băng thấp đã từ lâu trống vắng. Tôi đang cố tìm lại vài vết mực loang hay những nhát cắt trên mặt gỗ và trong đầu cố hình dung đến những khuôn mặt học trò giờ đã xa xôi.

Một quầng sáng hình nón của ánh nắng mai đang chiếu lên kệ sách và trong đó tôi nhìn thấy những hạt bụi li ti bay lượn. Tôi quét sơ sàn nhà rồi ngồi làm bạn với một quyển sách và bắt đầu ngao ngán đợi chờ.

Đã từ lâu không còn có những giọng nói líu lo chờ đón tôi ở nơi đây, cũng không có cả sự yên lặng bất thường khi bọn trẻ chợt thấy tôi đang đến. Những đứa lớn thường chỉ liếc mắt nhìn còn những đứa bé hơn thì lấm lét hay nghiêm hẳn sắc mặt, thế nhưng khi đứng trên bục giảng, tôi vẫn nhìn thấy mặt các em trai còn đỏ gay vì chạy nhảy còn các bé gái thì đầu tóc rối bù dù các em đã cố gắng vuốt lại bằng tay sau khi làm ẩm bằng nước bọt.

Tôn trọng nhưng không bao giờ là sợ hãi. Tôi còn nhớ là mình đã lau khô bao nhiêu nước mắt để an ủi các em sau các lần tranh cãi, giận hờn, vấp ngã hay có khi chỉ vì một lý do phù phiếm nào đó! Thuở ấy tôi còn khá trẻ và vừa bị chuyển đến một buôn làng heo hút, chìm khuất giữa những dãy núi cao mà trước đó tôi chưa hề biết hay nghe nhắc đến tên.

Sau khi tốt nghiệp tôi rất mãn nguyện vì được bổ nhiệm về dạy trong một ngôi trường lớn và bề thế trong thành phố. Nơi đó tôi rất quý các đồng nghiệp và thương mến các em học sinh nên vui vẻ hòa mình vào cái thế giới đầy mùi sách mới, bụi phấn bám vào tay, nhưng sung sướng nhất chính là cái cảm giác đang thực hiện được niềm mong ước của mình.

Tôi đã tin rằng đời mình sẽ mãi thế và chẳng có gì thay đổi, thế nhưng chỉ cần vài lời của ông hiệu trưởng vào một buổi sáng là đủ để ném tôi rơi vào hố sâu tuyệt vọng:

– Thưa cô, tôi cho gọi cô lên văn phòng để thông báo về một nhu cầu khẩn thiết của Sở Giáo Dục và tôi tin là chỉ có cô mới đảm nhiệm nổi. Cô còn trẻ, chưa lập gia đình, không có nhiều ràng buộc vì cả cha và mẹ đều đã qua đời… nên Sở đã quyết định chuyển cô về tổ chức các lớp học và giảng dạy các học sinh trên một vùng cao ở miền Bắc.

Không hiểu tại sao mà dường như tất cả mọi thứ đều chống lại tôi, thí dụ nếu như còn trẻ hơn, có hai con hay cha mẹ già bệnh tật thì có lẽ tôi đã được ở lại làm việc trong cái góc thiên đường của mình. Nhưng hiện thực là thế nên vài ngày sau tôi phải đáp chuyến xe lửa lên Hà Giang. 

Rời ga xe lửa tôi còn phải đi xe đò, một thứ xe khách nhỏ gọn, phù hợp với địa hình ngoằn nghèo để có thể vượt qua những dãy núi mỗi lúc mỗi cao và dọc đường đèo có nhiều vực sâu đầy đe dọa.

Cuối cùng, sau cuộc hành trình vất vả, xe dừng lại ở một bãi đậu có các lùm cây và tôi cầm chiếc va li bước xuống, ngỡ ngàng nhìn chiếc xe khách lắc lư, lừ đừ đi tiếp như tiến vào khoảng không vô tận mà nước mắt chảy dài xuống má.

Chỉ có một ý nghĩ lúc đó đã giúp tôi phản ứng và bình tâm lại là mọi việc đều có nguyên do, có thể là một sự sắp xếp nào đó của định mệnh và giả như điều đang xảy ra với tôi do ác ý của ai thì một ngày nào đó cũng sẽ có câu trả lời.

Kế tiếp đó là những ngày cực kỳ bận rộn. Tôi phải bắt đầu sửa lại cái căn nhà ọp ẹp, dường như bị bỏ hoang từ nhiều năm, để biến thành “trường học”. Tôi đến từng nhà để mời các phụ huynh cho con mình đến “lớp” và tổ chức thành 3 nhóm dựa theo tuổi tác. Sau đó khi tôi chỉ cho những đứa bé xem những bức hình màu trong sách thì chúng bắt đầu làm quen và thường quyến luyến bên tôi như những chú gà con nấp vào đôi cánh mẹ. Với tôi, bước đầu như thế có thể cho là thành công.

Tuy ở rất xa nhưng tôi vẫn liên hệ thường xuyên với các đồng nghiệp cũ trong thành phố và thế là hàng tuần những thùng sách từ xa được gửi tới vùng cao. Điều bất ngờ là trong khi những bức tường đất bắt đầu trở thành một ngôi trường đơn giản và nghèo nàn thì trong tôi cũng bắt đầu có một sự thay đổi. Đối với tôi một quyển sách, một bức tranh hay một tấm bản đồ treo trên vách lúc này đều có một ý nghĩa lớn lao. Nó quý giá, cần phải tôn trọng và giữ gìn vì đó là những phương tiện ít ỏi có thể giúp các em bé xa tít ở nơi đây hiểu về cuộc đời và thế giới. 

Dần dà rồi tôi cũng bắt đầu làm quen với dáng núi và những cơn gió lạnh rít qua khe cửa. Chỉ có điều là tôi nhớ biển, nhớ mùi gió hiu hiu mặn và bụi muối lờ lợ đọng lại trên thân thể vừa lau khô cùng với đôi bàn chân bị cát bám vào các ngón, ẩm ướt và nhột nhạt. 

Tôi rất yêu biển vì suốt tuổi thơ tôi đều trải qua các kỳ nghỉ hè với ông bà nội ở một thành phố duyên hải miền trung. Tôi thích chơi đùa với các bạn, tung tăng chạy nhảy trên cát mịn rồi lao mình vào giữa những cơn sóng nhỏ đầy bọt trắng. Rồi khi lớn lên, mỗi khi đi đến nơi nào có biển tôi đều giữ lấy một ít cát để làm kỷ niệm. Sau nhiều năm, chỉ nhìn qua những chai cát nhiều màu trong “bộ” sưu tập là tôi có thể biết nguồn gốc ở đâu. Cát trắng nhất lấy ở Phú Quốc, cát màu vàng lấy ở Quy Nhơn hay màu xám lấy ở Vũng Tàu.

Tôi phân loại rồi bỏ cát vào chai, đặt tất cả trong chiếc hộp nhỏ bằng kim loại nằm trong phòng ngủ, và mỗi khi nhớ biển tôi thường xem lại cái kho tàng kỷ niệm của mình.

Năm tháng trôi qua và các cậu học trò của tôi cũng lớn dần, rồi sau vài lục cá nguyệt thì tôi không còn nhìn thấy chúng nữa. Cái đói và sự nghèo nàn đã đẩy chúng đi xa để tìm phương tiện làm ăn và sinh sống. Ban đầu tôi chưa từng nghĩ tới điều này, cho đến một hôm, một cậu học trò ngoan và chăm chỉ của tôi vắng mặt ở lớp nhiều ngày. Tôi thấy lạ và lo lắng là em có thể bị bệnh gì đó nên đến nhà thăm. Đó là một căn nhà ọp ẹp nằm nép mình bên một khối đá to, cách xa trường chừng vài cây số. Chỉ lúc đó tôi mới hiểu nỗi khó nhọc của em và các bạn, hằng ngày phải cuốc bộ trên con đường núi đầy sỏi đá và vực sâu để có thể học vài trang sách ở trường. Rồi còn những ngày mưa, gió lạnh, khoảng cách ấy như xa thêm, đến được trường có thể được xem như một chiến công của các anh hùng. 

Thế rồi sau bao khó nhọc tôi cũng đến được căn nhà và vui vẻ cầm lấy ly trà nóng mà mẹ Quang vừa pha:

– Thưa cô giáo, Quang không có ở nhà. Mấy ngày nay cháu phải lên núi giúp ba làm rẫy. Cần phải gieo hạt sớm vì nếu chậm thì mùa đông này cả nhà sẽ chẳng có gì để ăn.

Chỉ với câu nói ấy là tôi hiểu ngay hoàn cảnh và đời sống thường nhật của họ. Trên cao nguyên đá cuộc sống thật khó nhọc và đầy bi thảm.

– Bây giờ thì Quang ở đâu? Nhờ bà chỉ đường để tôi đến gặp em.

Bà mẹ liền chỉ tay vào hướng núi ở trên cao và cho biết là cách nhà khoảng một cây số.

Tôi vội vã đi, dù vẫn thận trọng tránh những mô đá và sợ bị trượt chân… và cuối cùng cũng vượt qua một ngọn đồi mà sau đó có thể nhìn thấy Quang.

Quang cảnh trước mắt tôi là một triền núi thoai thoải có vô số những tảng đá nhọn màu đen nằm cạnh nhau, đỉnh hướng thẳng lên trời. Triền núi lồi lõm, uốn lượn và những tảng đá hình thù quái dị như những con sóng hình tai mèo đang phản chiếu ánh sáng mặt trời. Giống như một mặt biển màu đen, xuất hiện thật bất ngờ: một biển đá đang chuyển động bỗng bị cầm tù dưới bùa phép của một phù thủy cao tay ấn, đứng im, để nguyên những con sóng đang chồm lên trời, với bọt biển, tung tóe giữa những vực sâu… tất cả đều bị giữ im, bất động đến muôn đời. 

Và trên cái mặt biển đá đen ấy xuất hiện tấm lưng trần đẫm mồ hôi của cha Quang. Lúc đó ông đang liên tục đứng lên, cúi xuống, để cuốc một đường rãnh giữa những tảng đá đen và cậu con trai đứng bên cạnh, vai mang gùi và tay cầm một túi hạt.

– Quang! Quang! – Tôi gọi lớn để tạo sự chú ý trong lúc dừng lại hổn hển thở giữa những tảng đá.

Rồi chầm chậm, tôi tiến đến gần và nhận ra sự kinh ngạc trong mắt họ.

– Ui… Trời ơi, cô giáo! Cô lên đây làm gì? Chân cô rướm máu… cô có bị thương không?

Đến lúc này tôi mới nhận ra là đầu gối và bàn tay mình có nhiều vết cắt nhưng tôi không quan tâm vì lúc này chỉ muốn biết điều mà hai cha con họ đang làm: một hạt giống không thể nảy mầm nếu không có đất, và trên núi đá không phù hợp nên họ đang đào một cái rãnh và đem đất từ nơi khác lấp vào. Một điều đơn giản, mà từ thời nguyên thủy con người đã chiến đấu với thiên nhiên để sinh tồn.

Gieo hạt để nảy mầm! 

Công việc của tôi cũng vậy. Bây giờ tôi hiểu là mình cũng đang gieo hạt và tìm cách giúp các cậu học trò nhỏ nảy mầm cho một cuộc sống mới, cho một ngày mai tươi sáng hơn. Dù bất cứ là ở nơi đâu tôi cũng có thể thực hiện công việc ấy, ngay cả trong môi trường khắc nghiệt và khó khăn như ở vùng núi này. Ngay lúc đó tôi hiểu rằng điều mà hai cha con Quang đang làm là vô cùng quan trọng. Và vì thế, tôi cũng nán lại để giúp họ gieo hạt giữa những khối đá đen.

Sáng hôm sau Quang đến trường thật sớm và tôi bảo em giải thích cho các em nhỏ hơn là phải làm thế nào để giúp các hạt bắp nảy mầm giữa những tảng đá. Đó là một bài học được cả lớp chăm chú lắng nghe.

Những hồi ức ấy bây giờ đã xa xôi. 

Tôi hồi tưởng lại trong lúc đặt mấy quyển sách lên kệ. Tôi phải chấp nhận sự vắng vẻ và cái khoảng trống buồn thảm ở xung quanh mình. Trong làng giờ chỉ còn ít người ở lại, phần lớn là những cụ già và từ lâu các dãy băng ghế đều trống rỗng. 

Tôi uể oải cầm chiếc chìa khóa và chuẩn bị bước ra về.

Ngay lúc đó, có một bóng người thoáng qua cửa và tôi nghe một giọng nói rất lễ phép:

– Thưa cô giáo, cháu tên Kim. Cháu đến từ một làng ở xa đây vì người ta cho biết là ở trường này có một người có thể giúp cháu. Thưa cô… cháu không biết đọc và cháu muốn học để lớn lên giúp đỡ ba mẹ.

Trong lúc bé gái đang bước vào tôi nhìn thấy hai bàn tay em đang cầm một chiếc mũ đã sờn và bạc màu còn hai con mắt đang e dè và xúc động dưới một lọn tóc đang rơi xuống.

– Vào đi cháu. Cô đang đợi cháu đây! Ngồi xuống, bên cạnh cô nè! Cô sẽ dạy cháu những con số và bí ẩn của ngôn ngữ. Cô sẽ dạy cháu về mùi của biển hay sự lấp lánh của những vì sao và sau đó cô sẽ giúp cháu làm nảy những hạt mầm vàng trên một mặt biển đen.

(Nguyên tác tiếng Ý: “L’oro tra le pietre nere”

– Bản dịch của Trương Văn Dân)

More Read

Bùi Xuân
Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria
VINH DANH VÕ THỊ NHƯ MAI TẠI PERTH: NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ LAN TỎA VĂN HÓA VIỆT QUA THI CA VÀ NGÔN NGỮ
Một câu chuyện mang tính văn hóa về thất bại
TAGGED:Elena Pucillo Truong
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Thơ Phùng Thị Hương Ly
Next Article Thơ Cao Trần Nguyên

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Cuối tháng 3 năm 2025 nhằm vào tháng 2 năm Ất Tỵ,…

83 Min Read
Truyện ngắn Trần Thủy

Trần Thủy sinh năm 1976 tại Hà Nội, hiện chị đang sinh…

35 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Nhất

Tôi muốn vẽ bức tranh hoành tráng/ Cỡ như miêu…

9 Tháng 5, 2025

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a…

8 Tháng 5, 2025

Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung…

8 Tháng 5, 2025

Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh…

7 Tháng 5, 2025

VINH DANH VÕ THỊ NHƯ MAI TẠI PERTH: NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ LAN TỎA VĂN HÓA VIỆT QUA THI CA VÀ NGÔN NGỮ

Chiều ngày 7 tháng 5 năm…

7 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIĐối Thoại Với Cuộc Sống

“Rừng nghĩa trang” ở Đức, nơi yên nghỉ của những người yêu thiên nhiên

Trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây, tại nước Cộng hòa Liên bang Đức…

9 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Thơ Mashhura Usmonova (Uzbekistan)

Mashhura Usmonova, ái nữ của ngài Zafarjon, sinh ngày 16 tháng 5…

4 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIĐối Thoại Với Cuộc Sống

Thế hệ người Mỹ gốc Việt mới

Trong bài nghiên cứu gần đây nhất của Viện Chính Sách Di cư…

7 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Thơ Azam Abidov (Uzbekistan)

Dư âm niềm vui…

6 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?