Ngày 14/01/2025, thêm một lần nữa, Tâm Việt – Tổ chức Giáo dục Kỹ năng sống hàng đầu Việt Nam – đã chứng minh năng lực xuất sắc trong việc huấn luyện và phát triển tài năng đặc biệt.
Cánh cửa mở ra thế giới
Phạm Thành Nam, một học viên tự kỷ, vừa được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới chính thức ghi nhận kỷ lục: “Thời gian lâu nhất vừa tung hứng ba đồ vật vừa đứng trên một quả bóng với một đồ vật trên đầu”.
Thành tích của Nam là niềm tự hào cá nhân, cũng là bước tiến lớn trên hành trình Tâm Việt đồng hành cùng trẻ tự kỷ. Thành công này nối dài chuỗi kỳ tích của Nguyễn Khắc Hưng, học viên tự kỷ đầu tiên của Tâm Việt, người đã lập 9 kỷ lục Guinness Thế giới.
Thành công của Phạm Thành Nam và Nguyễn Khắc Hưng đã lan tỏa thông điệp mạnh mẽ: “Không có giới hạn cho sự phát triển con người nếu chúng ta dám tin tưởng, dám đổi mới, sáng tạo và kiên trì”. Đặc biệt, việc giúp trẻ tự kỷ – đối tượng bị xem là “bất thường” – đạt được những thành tích phi thường càng làm nổi bật giá trị của giáo dục đặc biệt và kỹ năng sống.
Hành trình truyền cảm hứng
Thành công của Nguyễn Khắc Hưng và Phạm Thành Nam là câu chuyện của sự nỗ lực cá nhân và cũng là câu chuyện của một cộng đồng tận tâm, gia đình, các huấn luyện viên, đặc biệt là TS, Lương y Phan Quốc Việt và các Lương y: Vũ Văn Chức, Lưu Anh Chức, Lê Kim Dung, cùng toàn thể đội ngũ Tâm Việt. Đây là minh chứng sống động cho triết lý giáo dục nhân văn: Khai phá tiềm năng cá nhân để biến điều không thể thành có thể, đúng tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Khẳng định giá trị Việt Nam trên bản đồ thế giới
Với những thành công vượt bậc, Tâm Việt đã chứng tỏ vai trò tiên phong trong giáo dục kỹ năng sống và giáo dục đặc biệt tại Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu. Những kỷ lục Guinness của Hưng và Nam là niềm tự hào không chỉ của riêng tổ chức mà còn là niềm hãnh diện của đất nước, góp phần khẳng định hình ảnh Việt Nam – sáng tạo và nhân văn – trong mắt bạn bè quốc tế.
Bệ phóng của những ước mơ phi thường, đột phá trong giáo dục kỹ năng sống
Sau chuỗi thành tích của Hưng và Nam, khán giả càng mong chờ và cổ vũ những kỳ tích tiếp theo từ Tâm Việt. Kỳ tích mà Tâm Việt đạt được là minh chứng sống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhân tài theo Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị vừa ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2024.
Tâm Việt là tổ chức tiên phong trong việc sử dụng các phương pháp sáng tạo như Thiền Năng lượng Rung động Cộng hưởng (RVEM), huấn luyện 4D và các kỹ thuật không dùng thuốc, không xâm lấn. Các phương pháp này đã chứng minh hiệu quả vượt bậc trong việc giúp trẻ tự kỷ vượt qua giới hạn bản thân để phát huy tiềm năng tối đa.
Từ những bài tập phức hợp như tung hứng, giữ thăng bằng trên bóng, đến các hoạt động kết hợp nghệ thuật và thể thao, Tâm Việt giúp trẻ tự kỷ rèn luyện kỹ năng, đồng thời điều chỉnh cảm xúc, tăng cường sự tập trung và khả năng sáng tạo.
Thông điệp về giáo dục kỹ năng sống và giáo dục đặc biệt
Thành công vang dội của Nguyễn Khắc Hưng và Phạm Thành Nam khẳng định tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống song hành cùng giáo dục đặc biệt, nhất là trong bối cảnh tự kỷ đang trở thành một vấn nạn lớn của thế giới.
Tính riêng tại Mỹ, mỗi năm quốc gia này phải chi gần 300 tỷ USD cho vấn đề tự kỷ nhưng vẫn chưa phát triển được phương pháp can thiệp hiệu quả (Theo CDC “no cure”). Hưng và Nam đều là những trường hợp tự kỷ nặng, không thể theo học tại các trường lớp bình thường. Nhưng bằng sự đột phá đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của các thầy cô Tâm Việt, việc sử dụng các bài tập rèn luyện thể chất, đặc biệt là xiếc và nghệ thuật, đã mang lại hiệu quả kỳ diệu.
Từ những đứa trẻ khó khăn trong hòa nhập, Hưng và Nam đã kiên cường rèn luyện để trở thành những tấm gương sáng với những thành tích phi thường, mang lại niềm tự hào cho gia đình, cộng đồng và đất nước.
Thành tích của các em rung lên hồi chuông về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống, đồng thời là tia hy vọng cho hàng triệu gia đình có con tự kỷ trên toàn thế giới. Đây là động lực để các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục quan tâm hơn đến giáo dục kỹ năng sống, đồng thời chung tay xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, nhân văn cho tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ em tự kỷ.