• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Ngô Mậu Tình
    18 Tháng 6, 2024
    Thơ Nguyễn Minh Tâm
    23 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
    Truyện ngắn Thanh Tám
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: TỊNH THƠM MỘT ĐÓA SEN HỒNG
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > TỊNH THƠM MỘT ĐÓA SEN HỒNG
Góc Nhìn Nhà VănThơ

TỊNH THƠM MỘT ĐÓA SEN HỒNG

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 20 Tháng 3, 2025 12:54 sáng
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Thanh Mai

(Cảm nhận về bài thơ Sen của tác giả Khương Thị Mến)

SEN
Khương Thị Mến


Trăng vằng vặc trên trời
Trăng lóng lánh đáy ao

Gương mặt em - sen mùa hạ
Thơm khi chạm vào
Gương mặt em - sen mùa thu
Đẹp úa tàn giã đám

Ngắm thôi đừng hái
Ngắm thôi đừng uống
Ngắm mà không thể níu
Giữa vô thường

Trăm năm
Ngàn năm
Vạn năm
Nở từ bùn
Tịnh thơm từ bùn

Vạn kiếp luân hồi
Em và sen hồng như đốm lửa
Ấm trong bùn và bất tử trong từng ta.

Từ bao đời nay, sen có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa vật chất và văn hoá tinh thần của người Việt. Không chỉ là biểu tượng mỹ học của nhà Phật, sen còn mang tính triết học rất cao, cả về không gian và thời gian, có quá khứ, hiện tại và tương lai, để nói lên sự tồn tại của kiếp luân hồi, sự hoàn thiện của bản thân con người. Ngó sen, củ sen đại diện cho quá khứ, đài sen là hiện tại, còn hạt sen chính là tương lai… Hoa sen được xem là quốc hoa, gắn liền với tình cảm quê hương, đồng thời cũng là biểu tượng của sự thuần khiết, thanh cao, thủy chung son sắt, tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt, nhất là người phụ nữ Việt Nam.

Đặt nhan đề “Sen” cũng là một sự phá lệ của Khương Thị Mến. Chị vốn dĩ ưa những hoa mĩ, cách điệu ngôn ngữ, nhất là khi chị tung tẩy cùng tản văn. Đây là lần hiếm hoi chị nói gọn nhất, ngắn nhất có thể “Sen”. Cũng có lí. Tự thân chữ “sen” đã bao hàm đủ nghĩa thực và nghĩa biểu trưng của nó rồi, cần gì phải dông dài, thừa thãi. Nhưng bản thân điều này cũng đặt chị vào thách thức tự thân, làm sao để đạt được tự tính rộng đầy như thế của “sen”.

Mở đầu bài thơ, ngỡ ngàng thay, cả khổ thơ đầu (2 câu) đều chưa hề có bóng dáng hoa sen:

Trăng vằng vặc trên trời

Trăng lóng lánh đáy ao

Mà chị mới “khôn ngoan” làm sao khi chọn ngay biểu tượng “trăng” để mở đầu cho bản tụng ca cái đẹp, sự viên mãn tròn đầy, khắp mọi chiều kích không gian, từ cao vút tầng trời tới rộng sâu mặt nước.

Nhưng dù “vằng vặc” hay “lóng lánh”, dù “trên trời” hay tận “đáy ao” thì vẫn là chưa đủ. Tất cả mới chỉ dừng lại ở sự kiều diễm bề ngoài của ánh sáng, còn đây, sen – em là vẻ đẹp của tất thảy thời gian chảy trôi, hiện hữu không chỉ bởi lúc rực rỡ thanh tân mà cả khi tàn phai héo úa:

Gương mặt em – sen mùa hạ

Thơm khi chạm vào

Gương mặt em – sen mùa thu

Đẹp úa tàn giã đám

Không hiểu bằng cách nào đó, Khương Thị Mến tìm được những câu từ và tứ thơ lạ thế, “chạm” đến thế. Chị tuyệt không khen, không nói rõ ra rằng em đẹp lắm, sen mùa hạ thơm lắm, mà sao ta như cảm, như thấy được rờ rỡ trước ta khuôn mặt em, khuôn trăng em đầy đặn cánh sen hồng, như đóa hoa sen bung nở tròn đầy nhất, ngát thơm nhất lúc hạ về. Cần chi phải rạch ròi sen thơm hay người thiếu nữ tự ngát hương xuân thì, cứ lâng lâng, ngây ngất thụ hưởng sắc hương này thôi. Cũng lạ, xưa hiếm khi người ta công nhận nét tàn phai, héo úa trên gương mặt người phụ nữ là đẹp. Thế mà nay, ở đây, lúc này, ngay cả khi thu sang, sen đã “giã đám”, chị vẫn tìm được cái đẹp của sen, đẹp trong “úa tàn giã đám”. Ta băn khoăn tự hỏi, chị thấy gì từ vẻ cô liêu, u tịch và giã đám đó, khi nắng thôi hồng và sen đã hết nồng thơm, phải chăng chị thực sự đã thấu bước đi lạnh lùng, sắc lẹm của thời gian khi thu sang, đông tới, sen tàn?

Ngắm thôi đừng hái

Ngắm thôi đừng uống

Ngắm mà không thể níu

Giữa vô thường

Ở khổ thơ thứ ba, ý tứ của Khương Thị Mến đã dần mở rõ hơn. Nếu ở khổ 1, khổ 2, chị sắp đặt điệp danh từ “Trăng”, “Gương mặt em”, thì ở đây, chị cố ý để đến 3 lần điệp động từ “ngắm” cộng với trợ từ “thôi” như lời nhắc nhở, can gián, ngăn cản rõ ràng. Với cái đẹp, hãy ngắm, hãy nhìn thật kỹ, thật lâu, với sự tịnh tâm nhất cho thỏa lòng yêu thích, chứ đừng “hái”, đừng “uống”. Vì có hái, có uống, có làm cách gì đi nữa hòng thu vào mình, giữ riêng, giữ mãi cho mình thì cũng có ích gì đâu “không thể níu” “giữa vô thường”. Hóa ra, trong cõi nhân sinh này, càng mong cầu chiếm hữu càng khổ não sầu đau. Đức Thế Tôn chánh đẳng chánh giác đã dạy rằng, mọi sự vật trên đời này đều không ngừng biến đổi, không thể thoát khỏi quy luật thành, trụ, hoại, diệt (sinh ra, phát triển, suy tàn, chấm dứt). Có ngày ắt có đêm, hoa nở ắt hoa tàn, con người ta sinh ra ắt sẽ chết đi, vui đó nhưng sao tránh được buồn khổ, bi thương… Triết lí về sự vô thường được chị diễn tả giản dị mà hàm xúc.

Biết thế gian là biến đổi khôn lường, là chảy trôi miên viễn, đã bước vào cõi đời này thì không ai thoát khỏi quy luật vô thường. Bám chấp vào sự mất mát, đổi thay chỉ đổi lại sự nuối tiếc, tuyệt vọng. Nhưng một khi hiểu rõ lẽ vô thường, không chấp vào được mất, đẹp xấu…, ta sẽ sống tích cực, an nhiên hơn và lạc quan hơn.

Trăm năm

Ngàn năm

Vạn năm

Nở từ bùn

Tịnh thơm từ bùn

4/5 dòng thơ ngắn, chắc nịch, ở cấp độ tăng tiến về chiều dài thời gian từ trăm năm (1 đời người), đến ngàn năm, vạn năm (ngàn, vạn đời kiếp con người) là lời khẳng định chắc nịch, không rời chuyển, dù bao nhiêu lâu đi nữa, dù biến thiên lịch sử ra sao, thì sen vẫn nở, vẫn tịnh thơm và an nhiên giữa vô thường. Có một sự đối lập thật hay giữa bùn và tịnh thơm để diễn tả điều mà ai cũng nhớ biết về sen. Cái cách Khương Thị Mến sử dụng điệp từ và trùng lặp kết cấu giữa câu thơ trên dưới khiến người đọc thú vị “Nở từ bùn/ Tịnh thơm từ bùn”. Các cụ ta xưa chỉ khẳng định “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, còn giờ, Khương Thị Mến khám phá thêm một điều nữa, sen được sinh trưởng, nuôi dưỡng trong bùn lầy tăm tối, hôi tanh, đã không “hôi tanh mùi bùn”, mà lại còn thơm, thứ hương thơm thuần khiết, thanh tịnh, trang đài, cấp độ cao quý nhất của hương thơm; không chỉ được chọn để dâng cúng mà còn là biểu tượng cho phẩm hạnh tốt lành của người xa rời được ngũ uẩn, lục căn!

Vạn kiếp luân hồi

Em và sen hồng như đốm lửa

Ấm trong bùn và bất tử trong từng ta.

Tiếc thay, giữa cõi Ta bà này, mấy người đắc đạo, rời xa cấu trược, thành tựu được quả vị vô sinh. Thế nên dù đã biết, đã nghe, đã thấu lí nhân quả, bao lâu nay, ta (của quá khứ, hiện tại, vị lai) vẫn vật lộn với vô thường và trôi lăn trong vòng sinh tử, mãi chịu cảnh “vạn kiếp luân hồi”. May mắn thay, giữa vô minh kiếp người, vẫn có tự tính chân như đẹp đẽ, bất diệt, đó là “em”, là “sen”, bé nhỏ như “đốm lửa” mà đủ thắp sáng vĩnh cửu giữa bóng tối cấu trần nhơ nhuốc, hắc ám và lạnh lẽo như lớp bùn đen, để dẫu trôi lăn vạn kiếp trong sáu nẻo luân hồi, tự tính tốt lành, thiện lương như em, như sen vẫn bất tử trong “từng ta” – mặc cho ta hóa sinh thế giới nào, mang hình hài nào đi nữa.

Ảnh: litiflorist.com

More Read

Nhất
Bùi Xuân
Nhớ anh Lân Cường
Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Truyện ngắn Trần Thị Hồng Anh
Next Article Duyên thơ và nhạc qua tác phẩm Lê Cảnh Nhạc 

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Cuối tháng 3 năm 2025 nhằm vào tháng 2 năm Ất Tỵ,…

83 Min Read
Truyện ngắn Trần Thủy

Trần Thủy sinh năm 1976 tại Hà Nội, hiện chị đang sinh…

35 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Nhất

Tôi muốn vẽ bức tranh hoành tráng/ Cỡ như miêu…

9 Tháng 5, 2025

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a…

8 Tháng 5, 2025

Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung…

8 Tháng 5, 2025

Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh…

7 Tháng 5, 2025

VINH DANH VÕ THỊ NHƯ MAI TẠI PERTH: NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ LAN TỎA VĂN HÓA VIỆT QUA THI CA VÀ NGÔN NGỮ

Chiều ngày 7 tháng 5 năm…

7 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

ThơVĂN HỌCVĂN THƠ TRĂM MIỀN

Thơ Nguyễn Hữu Thịnh

Nguyễn Hữu Thịnh tên thật là Nguyễn Văn Thịnh, bút danh: Tân Sinh, Hàn Tương Thi, sinh năm 1981 tại…

5 Min Read
Thơ

Chuyện những cái tên

Khi lịch sử sang trang/ Và cuộc sống đã muôn vàn tiến bước…

2 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Thơ Mashhura Usmonova (Uzbekistan)

Mashhura Usmonova, ái nữ của ngài Zafarjon, sinh ngày 16 tháng 5…

4 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Thơ Azam Abidov (Uzbekistan)

Dư âm niềm vui…

6 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?