
Dư âm niềm vui
(Dành tặng những nhà thơ bạn bè trong chương trình lưu trú tháng 4.2025 tại Uzbekistan)
Lại một mình
sau hai mươi ngày băn khoăn trăn trở
hai mươi ngày sẻ chia chuyện trò
bật cười hết cỡ
và lặng im dịu nhẹ
trong vòng tay Uzbekistan
Tôi hút bụi các phòng
nhưng không khí vẫn còn âm ỉ
tiếng vọng giọng bạn bè
tiếng thầm thì cái tên Cobalt
tên cha của Irena trong tai tôi
một biểu tượng lặng lẽ
nhắc mỗi ngày bền bỉ âm thầm
Sắc đỏ hoa bừng thêm lần nữa
qua ký ức dịu dàng
qua những nếp gấp nhung
tấm váy huyền của Hậu đang chảy miết
và gặp làn gió xuân cùng thanh lịch
Tôi sẽ thử nhảy như Jorma
trong niềm vui nguyên thủy
trong những bước chân không sợ hãi
nhưng dường như bất khả
tôi đắm trong thương nhớ không nguôi
Giọng Attila vẫn còn vang đâu đó
gọi Henrietta
cứ ngập ngừng
mong chờ và tin tưởng
trầm ấm biết bao
giọng cô ấy níu chúng ta lại trong yêu thương trìu mến
trong thấu hiểu một ngôn ngữ chung
Tiếng cười của Muhsine
di chuyển với ánh sáng
xóa tan mỏi mệt
qua những làn bụi
qua cả những nhà vệ sinh đi vắng
trên con đường miên man
Mohammad vẫn còn đùa
với mèo Yulduzcha
trò nghịch ngầm của họ
thầm lặng dệt vào
mọi góc sân
Và ánh nhìn Maria
hướng lên dòng thơ mới
còn chưa kịp viết ra
Tôi tìm karnay và surnay
những chiếc kèn vàng ca điệu hân hoan
có lẽ chúng sẽ chào tôi ngày mới
vào lần sắp tới
Boyan,
suy tư như một nhà ngoại giao
và thông thái như hồn cổ đại
lắng nghe như một khu rừng
Rohila chẳng bao giờ ngừng ghi hình
chẳng bao giờ ngừng chứng kiến
ống kính ghi như một cây cầu
nối thoáng qua vào vĩnh cửu
Và Çağnam
tươi như buổi sớm mai
nhẹ như làn gió
sáng rõ trong mọi mạn đàm
năng lượng của cô nâng đỡ chúng ta
khi ngày dài thêm
một tia lửa khắc mọi giây phút
vào kỷ niệm.
Tôi nấu món cơm pilaf
chúng ta ngồi bên nhau trong một gia đình
chúng ta ăn,
cười,
và khóc
chúng ta nâng ly chúc mừng cuộc sống này
lộn tùng phèo mà ảo diệu xiết bao
và dẫu sao ta cùng sống sót
Bây giờ, trong sân nhà yên tĩnh,
với ánh mặt trời nghiêng nghiêng ghé xuống,
Tôi hít thở lặng lẽ một mình.
Và tự hỏi bản thân:
Giờ sao đây?
Tiếp theo sẽ là gì?
Tôi mang ngọn lửa nào đi tiếp?
(Kiều Bích Hậu, chuyển ngữ từ bản tiếng Anh)

After the Joy
by Azam Abidov
(Dedicated to brilliant April writers-in-resident in Uzbekistan)
Alone again,
after twenty days of wonder—
twenty days of stories shared,
laughter spilled,
and silences held gently
in the arms of Uzbekistan.
I vacuum the rooms,
but the air still hums
with echoes of friends.
The soft beep
of Irena’s father’s Cobalt
lingers in my ears—
a quiet symbol
of daily care and quiet strength.
Red flowers bloom again
through memory,
wrapped in the folds
of Hau’s flowing black dress,
where elegance met the spring wind.
I try to dance like Jorma—
his wild joy,
his fearless steps—
but I am too grounded,
too nostalgic now.
Attila’s voice still rises,
calling for Henrietta,
his words suspended
in need and trust.
Henrietta—
so soft-spoken,
yet her voice carried us all,
from language to understanding.
Muhsine’ laughter—
sunlight in motion—
breaking through tiredness,
through dust,
through the absence of toilets
on endless roads.
Mohammad plays
with Yulduzcha, the cat,
their quiet mischief
a secret woven into the corners
of the courtyard.
Maria peeks from the yurt,
eyes full of poems
not yet written.
I searched for karnay and surnay,
those golden trumpets of celebration—
but perhaps next time
they will greet me at dawn.
thoughtful as a diplomat,
wise as an old soul—
he listens like a forest.
Rohila never stopped filming,
never stopped witnessing—
her lens, a bridge
between the fleeting and the forever.
And Çağnam—
bright as morning,
easy as breeze,
brilliant in every conversation,
her energy lifting us
when the days grew long.
A spark that turned moments
into memories.
I make pilaf.
We gather like family.
We eat.
We laugh.
We cry.
We toast to life—
messy, magical,
and utterly alive.
Now, in the quiet yard,
with the sun leaning low,
I breathe in the stillness.
And gently ask myself:
What now?
What next?
What flame do I carry forward?
