• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ về Mẹ nhân mùa Vu Lan
    8 Tháng 8, 2024
    Thơ Bàn Hữu Tài
    12 Tháng 2, 2025
    Latest News
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
    Truyện ngắn Thanh Tám
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: “Duyên” sau ba thập kỷ giữa họa sĩ Đông Dương và người trẻ yêu nghệ thuật
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG > Chân Dung Cuộc Sống > “Duyên” sau ba thập kỷ giữa họa sĩ Đông Dương và người trẻ yêu nghệ thuật
Chân Dung Cuộc Sống

“Duyên” sau ba thập kỷ giữa họa sĩ Đông Dương và người trẻ yêu nghệ thuật

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 6 Tháng 1, 2025 10:35 sáng
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Trần Quỳnh Hoa

Ngày 4/1/2024, tại Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Duyên: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa – Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên”. Đây cũng là sự kiện hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, tiền thân của ĐH Mỹ thuật Việt Nam, và Trần Phúc Duyên cũng là người họa sĩ thuộc thế hệ sau cùng của Trường Mỹ thuật Đông Dương, đóng góp công lao rất lớn trong việc mang nền mỹ thuật Việt Nam giới thiệu với công chúng quốc tế.

Bức ảnh cố họa sĩ Trần Phúc Duyên tại sự kiện

Trần Phúc Duyên (1923 – 1993) sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình giàu sang và có truyền thống về văn hóa; bố ông là Trần Diễn Giệm được gửi sang Pháp học từ nhỏ, rồi trở về nước mở nhà hàng Pháp và xưởng đồ gỗ nội thất danh tiếng tại Hà Nội. Đến lượt Trần Phúc Duyên, ông chọn học Khoa Sơn mài của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi di cư sang châu Âu, sống ở Pháp một thời gian rồi định cư hẳn ở Thụy Sĩ, Trần Phúc Duyên vẫn trung thành với nghệ thuật sơn mài, cống hiến toàn bộ cuộc đời mình để nghiên cứu và làm mới tranh sơn mài, thông qua việc sử dụng kỹ thuật và chất liệu mới. Ông đã tổ chức tổng cộng 25 triển lãm tranh, trong đó có 23 triển lãm ở nước ngoài, cho thấy sức sáng tạo mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng rộng rãi của Trần Phúc Duyên – một họa sĩ Việt Nam vào nửa cuối của thế kỷ XX; đồng thời mang đến phong cách nghệ thuật mới mẻ kết hợp giữa hội họa phương Đông và phương Tây. Đây cũng là mong muốn của Trần Phúc Duyên, sử dụng các yếu tố phương Tây để thể hiện tâm hồn Việt Nam. 

Tranh in “Phong cảnh Sài Sơn” của Trần Phúc Duyên, thuộc trường phái hiện thực
Khách mời đang ngắm các bức tranh thiền họa của Trần Phúc Duyên
Cuốn “Duyên: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa” về cuộc đời và sự nghiệp của Trần Phúc Duyên, do Phạm – Lê chủ biên

Sau khi qua đời ở Thụy Sĩ, kho tác phẩm đồ sộ của Trần Phúc Duyên rơi vào quên lãng ở lâu đài Jegenstorf, ngoại ô thủ đô Bern. Tình cờ, hai nhà sưu tập Phạm – Lê (Phạm Quốc Đạt và Lê Quang Vinh) đã phát hiện ra các tác phẩm này qua một người bạn: cô đã đến xem một triển lãm tranh của Trần Phúc Duyên được tổ chức ở Bern, hơn 20 năm sau ngày mất của họa sĩ. Cảm thấy kinh ngạc trước những bức sơn mài rất đẹp, kỳ lạ, thấm đẫm nỗi nhớ nhà của một người con xa xứ, Phạm Quốc Đạt và Lê Quang Vinh đã mua hai bức tại triển lãm ấy và tìm mọi cách liên hệ với cháu gái của cụ Trần Phúc Duyên là cô Vân, nhằm đưa hơn một trăm bức tranh sơn mài của Trần Phúc Duyên về với quê hương và người yêu nghệ thuật Việt Nam. Hành trình này không hề dễ dàng, cô Vân đã giữ yên lặng suốt 2 năm từ khi hai nhà sưu tập Phạm – Lê liên lạc với cô, không sẵn sàng mở lòng về nỗi đau mất đi người chú thân thiết. Nhưng cuối cùng, Phạm Quốc Đạt và Lê Quang Vinh đã thành công, tiếp theo đó là 5 năm chuẩn bị để tổ chức triển lãm “Họa Duyên Tương Ngộ” tại TP. Hồ Chí Minh vào năm 2023 nhằm đưa di sản nghệ thuật Trần Phúc Duyên đến với công chúng Việt Nam. Đến năm 2024, hai nhà sưu tập đã biên soạn xong và xuất bản cuốn sách “Duyên: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa” với vai trò chủ biên, cùng các tác giả Quang Việt, Phan Cẩm Thượng và Trần Tường Vân (cháu gái Trần Phúc Duyên).

Từ trái sang phải: phiên dịch viên, Trần Tường Vân (cháu gái Trần Phúc Duyên), Lê Quang Vinh (chủ biên), Phạm Quốc Đạt (chủ biên), diễn giả Bùi Hoàng Anh (giám đốc VietArt View) và giám tuyển Vân Vi

Theo tác giả Phạm Quốc Đạt, sau khi sang châu Âu, Trần Phúc Duyên không còn làm việc với sơn ta – loại chất liệu sơn dầu truyền thống của Việt Nam – rất khó tìm ở nước ngoài; ông phải nghiên cứu cách đổi mới và sử dụng nhiều chất liệu sẵn có ở phương Tây để tạo ra loại sơn tổng hợp. Thế nên tranh của ông có từ 18 đến 20 lớp; bề mặt tranh phẳng, không gồ ghề như tranh sơn mài thông thường; tuy nhiên, ông vẫn sử dụng kỹ thuật vẽ sơn mài truyền thống của Việt Nam. Sau khi thành công với tranh phong cảnh và con người quê hương Việt Nam, theo trường phái hiện thực; Trần Phúc Duyên tìm đến lối vẽ trừu tượng, ảnh hưởng bởi trường phái New York, lập thể… Đến cuối đời, ông quay lại với chất phương Đông qua thiền họa, đưa thủy mặc lên sơn mài. Tên cuốn sách lần này đã thể hiện các cột mốc nghệ thuật ấy trong đời ông: “Duyên: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa”. 

Hai bức tranh về cảnh sắc và con người quê hương của Trần Phúc Duyên
Bức “Trừu tượng 1.3.20”
Một số tranh thiền họa của Trần Phúc Duyên 

Với tác giả Lê Quang Vinh, tranh Trần Phúc Duyên chạm đến nỗi nhớ quê hương của người xa xứ mà bản thân anh rất hiểu, thêm vào đó là nói về căn tính của dân tộc. Khi biết cố họa sĩ không bao giờ quay trở lại Việt Nam, anh cảm thấy mình có trách nhiệm phải mang Trần Phúc Duyên về quê hương qua các tác phẩm của ông. 

Theo diễn giả Bùi Hoàng Anh, Trần Phúc Duyên có một bảng màu rất riêng, đặc biệt là màu vàng được tạo nên từ nhiều lớp, như thể được phủ lên lớp bụi thời gian. Dù thiếu thốn về vật liệu khi sống ở nước ngoài, ông không hề nản chí mà nỗ lực tìm tòi và sáng tạo ra những cách tân tiến để đưa nghệ thuật sơn mài tiếp tục vươn lên, đến được những hình thức thể hiện vô cùng độc đáo. 

Cô Mary Schwyer (Thụy Sĩ) đã viết về Trần Phúc Duyên như sau:

“Hàng ngày, khi đi làm về từ ga tàu, tôi thường đi qua Lâu đài Jegenstorf, và lần nào cũng thấy cửa sổ phòng ông Duyên sáng đèn. Tôi thường thấy bóng ông đang làm việc, chậm rãi, chăm chú và cần mẫn.

Nhưng rồi một ngày kia cánh cửa ấy không mở nữa, đèn không sáng nữa… Ông đã ra đi, lặng yên và nhẹ nhàng như chính con người, tính cách của ông, như cách ông đến và sống trong ngôi làng bình yên của chúng tôi trong gần ba mươi năm. Ký ức của tôi về ông là những bức tranh sơn mài rực rỡ ánh vàng trên những cảnh sắc lung linh, huyền ảo như trong mộng. Con người, tình yêu, bầu nhiệt huyết của ông đã được gói ghém trọn vẹn trong những tác phẩm tuyệt vời ấy.”

(Phạm – Lê tổng hợp và ghi, tháng 10/2018)

More Read

Nhớ anh Lân Cường
Một câu chuyện mang tính văn hóa về thất bại
Quê hương bánh đúc tuổi thơ
Hoài nhớ những cây mít vườn quê
Tôi và… “áo dài ơi!”
TAGGED:“Duyên: Hiện thực Trừu tượng Thiền họa”ĐH Mỹ thuật Việt NamLê Quang VinhPhạm - LêPhạm Quốc ĐạtTrần Phúc DuyênTrường Mỹ Thuật Đông Dương
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Đặng Nguyệt Anh: Cuộc đời là một bài thơ đẹp
Next Article Câu đối Tết Ất Tỵ 2025 – Sáng tác và dịch thuật

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Cuối tháng 3 năm 2025 nhằm vào tháng 2 năm Ất Tỵ,…

83 Min Read
Truyện ngắn Trần Thủy

Trần Thủy sinh năm 1976 tại Hà Nội, hiện chị đang sinh…

35 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Nhất

Tôi muốn vẽ bức tranh hoành tráng/ Cỡ như miêu…

9 Tháng 5, 2025

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a…

8 Tháng 5, 2025

Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung…

8 Tháng 5, 2025

Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh…

7 Tháng 5, 2025

VINH DANH VÕ THỊ NHƯ MAI TẠI PERTH: NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ LAN TỎA VĂN HÓA VIỆT QUA THI CA VÀ NGÔN NGỮ

Chiều ngày 7 tháng 5 năm…

7 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Chân Dung Cuộc SốngVăn

Giới thiệu sách “An Giang núi rộng sông dài” (tái bản)

Sau 10 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm “An Giang núi rộng sông dài”…

4 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIĐối Thoại Với Cuộc Sống

“Rừng nghĩa trang” ở Đức, nơi yên nghỉ của những người yêu thiên nhiên

Trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây, tại nước Cộng hòa Liên bang Đức…

9 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngĐối Thoại Với Cuộc Sống

Góc khuất sau chiến tranh về mẹ Việt Nam

Ngày 25/4/2025, tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm đã diễn ra lễ khai mạc…

8 Min Read
Chân Dung Cuộc Sống

Ngon nức tiếng món cà bát muối Khương Hạ

Tôi sinh ra và lớn lên ở một huyện ngoại thành của Hà Nội…

7 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?