Từ giáo lý nhà Phật đến khoa học hiện đại
Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật dạy rằng con người có sáu căn, bao gồm năm giác quan thông thường và ý thức, hay còn gọi là tâm. Ý thức được xem là giác quan thứ sáu, có khả năng tiếp nhận những thông tin vượt ra ngoài phạm vi của năm giác quan kia, kết nối với những tầng sâu sắc hơn của sự tồn tại.
Ngày nay, khoa học hiện đại, với những khám phá về sinh học lượng tử, dường như đang dần bắt kịp với những lời dạy từ ngàn xưa của Đức Phật. Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều rung động ở cấp độ lượng tử, phát ra ánh sáng sinh học yếu gọi là biophoton. Những rung động này tạo thành một mạng lưới kết nối phức tạp, cho phép não bộ thu thập thông tin về môi trường và trạng thái bên trong cơ thể. Giác quan thứ sáu, theo góc nhìn này, chính là khả năng cảm nhận và giải mã những tín hiệu rung động này.
Tham khảo nguồn: https://bestselfmedia.com/your-sixth-sense/
Thiền định – Con đường khai mở giác quan thứ sáu
Thiền định, với những kỹ thuật tập trung tâm trí và thư giãn sâu, từ lâu đã được xem là phương pháp hữu hiệu để khai mở giác quan thứ sáu, giúp chúng ta nhạy cảm hơn với những rung động tinh tế của cơ thể và vũ trụ.
RVEM và Marcin của Việt Nam
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng (RVEM – Resonant Vibrating Energy Meditation) là một phương pháp thiền kết hợp giữa thiền tĩnh, thiền động và các kỹ thuật điều chỉnh năng lượng thông qua rung động. RVEM nhấn mạnh vào việc kết nối với năng lượng của vũ trụ, tạo ra sự cộng hưởng giữa cơ thể và tâm trí, giúp kích hoạt các luân xa và nâng cao nhận thức về những rung động tinh tế.
Câu chuyện của Khắc Hưng, người đã vượt qua chứng tự kỷ nặng và đạt được nhiều thành tựu phi thường (9 kỷ lục thế giới Guinness) nhờ kiên trì tu luyện RVEM, là thực chứng cho sức mạnh của phương pháp này. Khắc Hưng đã chứng minh rằng con người hoàn toàn có thể vượt qua những giới hạn của bản thân, khai mở tiềm năng và sống một cuộc sống ý nghĩa hơn nhờ sự kết hợp giữa sức mạnh tinh thần và phương pháp khoa học.
Hành trình giác ngộ
Phát triển giác quan thứ sáu thông qua thiền định nâng cao khả năng cảm nhận năng lượng, khám phá bản thân, kết nối với trí tuệ vũ trụ và tiến gần hơn đến giác ngộ.
Trong cuộc sống hiện đại đầy bận rộn và lo toan, việc thực hành thiền định, đặc biệt là RVEM, mang đến cho chúng ta một phương tiện quý báu để tìm lại sự cân bằng trong tâm hồn, khai mở tiềm năng và sống một cuộc sống an lạc, hạnh phúc và ý nghĩa hơn. Câu chuyện của Khắc Hưng chính là nguồn cảm hứng lớn lao, thắp lên niềm tin vào khả năng phi thường của con người trên con đường tu tập và giác ngộ.
“Tôi là một người yêu âm nhạc sâu sắc. Khi được biết về công việc nuôi dạy và rèn luyện trẻ tự kỷ và lập được những kỷ lục đáng khâm phục của Thầy Phan Quốc Việt và các cộng sự, nên nảy ra ý nghĩ để thầy cho các em thử đi vào âm nhạc. Qua Thầy Việt, tôi gửi tặng Khắc Hưng cây đàn mà con trai tôi từng chơi, chỉ mong em đánh được vài nốt nhạc đơn giản như đồ rê mi pha son cho cuộc sống thêm vui là rất tuyệt vời rồi. Thế nhưng thật bất ngờ, sau chỉ hơn một năm, thầy Việt gửi cho tôi một clip ghi lại trình diễn của Hưng với những bản nhạc mà tôi có thể nói là “không tưởng”. Chơi fingerstyle guitar theo phong cách và đạt đến mức độ tinh xảo đó thì tôi chỉ biết có nghệ sĩ trẻ Marcin Patrzalek người Ba Lan nổi tiếng khắp Thế giới. Vậy mà, Khắc Hưng đã làm được điều đó – Em thực sự là một “Marcin của Việt Nam”. Ngay cả người bình thường chơi đàn được như vậy đã là hiếm có, em còn biểu diễn trong tư thế đứng trên bóng và đội một trái bóng tennis trên đầu. Quả là siêu việt!
Tôi biết TS Phan Quốc Việt, chuyên ngành Toán Lý tại Đại học Tổng hợp Lomonoxop nổi tiếng thời Liên Xô cũ. Thật bất ngờ! Ở tuổi U80, ông làm được những việc vô cùng khó. Là một chuyên gia đào tạo quốc tế về khởi nghiệp, tôi coi đây là một khởi nghiệp đặc biệt.
1. Huấn luyện trẻ tự kỷ nặng hòa nhập rất hữu hiệu. Đây là vấn đề lớn của Thế giới. Mỗi năm, nước Mỹ mỗi năm chi gần 300 tỷ $ cho các hoạt động hỗ trợ người tự kỷ, trong khi vẫn chưa có biện pháp điều trị hiệu quả(CDC “no cure”).
2. Huấn luyện xiếc: Khắc Hưng đạt 9 kỷ lục thế giới Guinness ở tuổi dưới 15 và đặc biệt bị Tổ chức Guinness thế giới từ chối công nhận 94 thách thức vì chúng quá khó.
3. Huấn luyện Khắc Hưng tự tập và chơi thành thạo bản nhạc cực khó là Asturias.
4. Đặc biệt: 3 trong 1 – Cậu bé tự kỷ nặng, 15 tuổi, không nơi nương tựa (xa mẹ từ 2 tuổi, bố mất lúc em 13 tuổi) biểu diễn xuất sắc bài Asturias trong lúc đứng trên bóng y tế và thăng bằng 1 bóng tennis trên đầu.
Cảm ơn Thầy Phan Quốc Việt cùng các cộng sự: Vũ Văn Chức, Lưu Anh Chức, Lê Kim Dung…về công việc và sứ mệnh trợ giúp người tự kỷ đầy ý nghĩa và chúc mừng những thành tựu quan trọng của nhóm. Tôi hy vọng âm nhạc sẽ góp một phần nào trong phương pháp mà Thầy Việt đã phát kiến và tin tưởng chắc chắn rằng phương pháp đó sẽ tới được Thế giới trong thời gian không xa nữa. Mong rằng các nhà khoa học & các tổ chức cùng góp sức nghiên cứu chuẩn hóa phương pháp của Ts Phan Quốc Việt và cộng sự ở Tâm Việt để nhân rộng, không những chỉ cho trẻ tự kỷ mà cho giáo dục nói chung, nhất là huấn luyện nhân tài.” – PGS.TS Trần Lương Sơn, Giám đốc Chương trình khởi nghiệp thuộc Đại học New York – SUNY Cobleskill
“Theo y học cổ truyền, tự kỷ là tâm rối loạn. Y học hiện đại cho rằng tự kỷ là rối loạn tâm thần. Những bệnh do thần chí thì không thể dùng thuốc để chữa, chỉ dùng thần chí mà chữa lành. Làm việc với những người tâm thần thì rất là khó. Bức xạ của người tâm thần tỏa ra và lấn áp thầy thuốc. Bác sĩ tâm thần rất là vất vả. Bệnh nhân làm cho người thầy thuốc bị lây nhiễm bệnh. Cho nên người nào có căn rất tốt mới áp chế lại được tự kỷ. Phương pháp của thầy Việt không dùng thuốc và đã có hiệu quả, thầy đã thành lập trung tâm huấn luyện trẻ tự kỷ. Đây là một điều hết sức vĩ đại đối với những người thầy thuốc. Bản thân chúng tôi không làm được điều này. Rất là khó, phải rất là kiên nhẫn, phải có lòng thương người đến tột cùng mới làm được. Cần có những người tâm huyết cùng với anh Việt thì hiệu quả hơn.” – TTND.GS.TS Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam Y VN.