• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Chùm thơ thiếu nhi song ngữ của tác giả Dương Khâu Luông
    25 Tháng 7, 2024
    Thơ Niê A Dũng
    1 Tháng 1, 2025
    Latest News
    Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái
    12 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: “Kí ức kiều bào” trong trái tim người con Việt – Pháp
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG > Chân Dung Cuộc Sống > “Kí ức kiều bào” trong trái tim người con Việt – Pháp
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIĐối Thoại Với Cuộc Sống

“Kí ức kiều bào” trong trái tim người con Việt – Pháp

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 13 Tháng 5, 2025 7:08 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Trần Quỳnh Hoa

Ngày 11/5/2025, tại NXB Kim Đồng đã diễn ra tọa đàm “Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử kết duyên cùng hội họa” nhằm giới thiệu hai cuốn sách “Lính thợ” và “Chân đăng” của tác giả, họa sĩ Clément Baloup. Sự kiện được tổ chức bởi NXB Kim Đồng phối hợp cùng Viện Pháp tại Việt Nam.

Cuốn “Lính thợ” (Pierre Daum – Clément Baloup) và “Chân đăng” (Clément Baloup)
Hình ảnh trong cuốn “Lính thợ”

“Lính thợ” và “Chân đăng” là hai cuốn truyện tranh thuộc bộ sách “Kí ức kiều bào” của tác giả Clément Baloup được NXB Kim Đồng chuyển ngữ và phát hành tại Việt Nam. “Lính thợ” là câu chuyện về cuộc đời những người lính thợ, một cách gọi các lao động người Việt Nam bị trưng tập bắt buộc sang Pháp làm việc trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. “Chân đăng” lại kể về những người nông dân Việt Nam vượt biển đến các quần đảo ở châu Đại Dương xa xôi theo diện xuất khẩu lao động tự nguyện, làm việc với hợp đồng 5 năm thông qua các công ty tuyển dụng của thực dân Pháp, những người ấy được gọi là “chân đăng” (đăng ký một chân lao động). 

Ba cuốn truyện tranh còn lại trong bộ “Kí ức kiều bào” gồm: Quitter Saigon (2010, Clément Baloup) và Little Saigon (2012, Clément Baloup) tập trung vào cộng đồng người Việt tại Pháp và Mỹ; và Les Mariées de Taiwan (2017, Clément Baloup) nghiên cứu về những người phụ nữ Việt Nam rời quê hương để kết hôn với những người đàn ông Đài Loan. 

Một số trang truyện của Clément Baloup được trưng bày tại tọa đàm “Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử kết duyên cùng hội họa”
Từ trái sang phải: dịch giả Phùng Hồng Minh, nhà nghiên cứu văn học Lê Nguyên Long, tác giả Clément Baloup và diễn giả Dương Nguyễn Quốc Vinh

Tại tọa đàm, tác giả Clément Baloup chia sẻ rằng anh có bố là người Việt, mẹ là người Pháp. Bố anh đến Pháp khi mới hai mươi tuổi, không có ai thân thích ở đó, đi làm cho một gia đình tại Paris rồi được gửi đi công tác ở rất nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, trải dài ở các châu lục khác nhau, gợi nhớ đến những thuộc địa của Pháp. Cậu bé Clément được sinh ra vào năm 1978 tại Pháp, rồi lớn lên ở châu Âu, Polynesia và Nam Mĩ. 

Sau khi học thiết kế ở Marseille, Clément theo học mỹ thuật tại Trường Mỹ thuật Angoulême (Pháp) và Đại học Mỹ thuật Hà Nội (Việt Nam) theo diện trao đổi. Khi đó, thị trường truyện tranh ở Pháp có chuyển biến quan trọng, bắt đầu hướng tới người lớn thay vì độc giả trẻ em như truyền thống, mở rộng giá trị trong sáng tạo và biểu đạt. Cảm thấy hoang mang và “chóng mặt” sau khi ra trường, Clément quyết định sáng tác về những gì mình biết. Anh bắt đầu từ câu hỏi: “Vì sao tôi lại là con lai? Bố tôi đã đến Pháp như thế nào?”. Giống như nhiều người di cư là bố mẹ người Việt, bố anh ít khi nói tiếng Việt với anh hay nhắc đến quá khứ của mình; nhưng cuối cùng Clément cũng thuyết phục được ông. Sau đó, anh hoàn thành tác phẩm đầu tay kể về thân phận của bố mình khi đến Pháp. Không ngờ, từ đó tới hai mươi năm sau, những số phận di dân và lát cắt cuộc đời họ vẫn tiếp tục tìm đến Clément; anh cảm thấy mình có trách nhiệm “phải ghi lại ký ức” để chúng không phai nhạt đi, để những người “lính thợ”, “chân đăng”, cộng đồng người di cư có cơ hội được cất lên tiếng nói. Trong quá trình đó, anh cũng trở nên gắn bó hơn với văn hóa Việt Nam.

Theo nhà nghiên cứu văn học Lê Nguyên Long, truyện tranh hay còn gọi là tiểu thuyết hình họa (graphic novel) đang được rất nhiều tác giả trẻ của văn học di dân chọn làm hình thức sáng tác. Văn học di dân thường tập trung vào những thân phận người di cư bị gạt ra ngoài lề của xã hội. Việc sử dụng hình họa giúp chủ đề này bớt nặng nề hơn một chút, mềm mại và dễ tiếp cận hơn. Màu sắc của hình họa phát huy tác dụng trong việc khắc họa màu da và sự phân biệt chủng tộc; về trở ngại ngôn ngữ mà người di dân thường gặp phải, hình ảnh cũng giúp biểu đạt hoàn cảnh ấy tốt hơn. Vì vậy, tiểu thuyết hình họa là cách rất hay để giúp những người di dân – bản thân họ là một cộng đồng thiểu số, được cất lên tiếng nói của mình, đúng như tác giả Clément Baloup vừa nói. 

Tùy viên Văn hóa – Phó Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam, ông Frank Bolgiani, cảm thấy rất tự hào khi hai cuốn “Lính thợ” và “Chân đăng” được ra mắt, đây chính là kết quả của một dự án lớn mà Viện Pháp đã triển khai trong suốt vài năm qua. Ông cảm thấy tác giả Clément Baloup luôn quan tâm sâu sắc đến lịch sử Việt Nam và những số phận bị chia cắt với Việt Nam vì hoàn cảnh chiến tranh hay cá nhân. Các tác phẩm của anh từng được giảng dạy tại Đại học Harvard (Mỹ) và Đại học Melbourne (Úc). Anh cũng sẽ tham gia hướng dẫn trong “Lớp đào tạo kĩ năng sáng tác truyện tranh” được tổ chức tại NXB Kim Đồng vào tháng 5 năm 2025. 

“Lớp đào tạo kĩ năng sáng tác truyện tranh” sẽ diễn ra tại NXB Kim Đồng vào tháng 5/2025

More Read

Ngắm và cảm nhận hình bóng “Hà Nội ơi” 
HƯƠNG MƯA ĐẦU HẠ
Bùi Xuân
Nhớ anh Lân Cường
Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)
TAGGED:Chân đăngClément Baloupgraphic novelLính thợNXB Kim Đồngtiểu thuyết hình họatruyện tranh
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Tập thơ “Muối mặn dâng đời” của Nguyễn Đình Tâm ra mắt tại Mỹ

Tháng 4 năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong…

6 Min Read
Thơ Nguyễn Hữu Thịnh

Nguyễn Hữu Thịnh tên thật là Nguyễn Văn Thịnh, bút danh: Tân…

5 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

“Kí ức kiều bào” trong trái tim người con Việt – Pháp

Ngày 11/5/2025, tại NXB Kim Đồng đã diễn ra tọa…

13 Tháng 5, 2025

Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái

Viên Nguyệt Ái tên thật là…

12 Tháng 5, 2025

HƯƠNG MƯA ĐẦU HẠ

Chiều nay, khi những đám mây…

10 Tháng 5, 2025

Nhất

Tôi muốn vẽ bức tranh hoành…

9 Tháng 5, 2025

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a…

8 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh năm 1954 tại làng Sitovo…

17 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI

VINH DANH VÕ THỊ NHƯ MAI TẠI PERTH: NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ LAN TỎA VĂN HÓA VIỆT QUA THI CA VÀ NGÔN NGỮ

Chiều ngày 7 tháng 5 năm 2025, tại trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam…

3 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIĐối Thoại Với Cuộc Sống

Một câu chuyện mang tính văn hóa về thất bại

Ngày 30 tháng 4 năm 2025 đánh dấu 50 năm kể từ sự kiện Sài Gòn thất thủ…

11 Min Read
Đối Thoại Với Cuộc Sống

Thận trọng mở rộng diện tích kẻo sầu riêng lại biến thành… “sầu chung”

Những năm gần đây, sầu riêng không chỉ được người tiêu dùng trong nước…

6 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?