Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và Văn học Hàn Quốc tại Đại học Dongguk và tiếp tục nhận bằng Tiến sĩ về Ngôn ngữ và Văn học Hàn Quốc tại Đại học Hanyang. Bà mở rộng hành trình học thuật của mình khi theo học ngành nhân văn tại Đại học Regensburg (Đức). Trong sự nghiệp giảng dạy, bà từng là giáo sư tại Đại học Du lịch Hàn Quốc và Đại học Tài chính Kinh tế Cát Lâm (Trung Quốc).
Hành trình văn chương của bà bắt đầu từ năm 2003 với màn ra mắt thơ trên tạp chí văn học Dacheung. Kể từ đó, bà đã xuất bản nhiều tập thơ như: Săn đuổi tương lai, Đi tìm một vị thần lạ, Cuộc gọi từ Chúa trời, Đôi mắt của tháng Mười Một, Lễ hội của thời gian (Tuyển tập), Là anh, là em, hay là nỗi nhớ?, Hương thơm của những bí mật, Khúc hát đời thường, Dòng sông chảy dưới ngòi bút, Những con chữ kỳ diệu và Đường chân trời không bao giờ ướt.
Ngoài thơ ca, Doung còn đóng góp sâu rộng cho nghiên cứu văn học với các công trình như: Thơ Roh Cheon-myung và Ký hiệu học, Văn học Hàn Quốc và Ký hiệu học, và Ký hiệu học của thơ hiện đại. Hành trình văn chương của bà cũng mở rộng sang lĩnh vực du ký với các tập tản văn như Gặp gỡ văn hóa qua những chuyến đi và Gặp gỡ trong những hành trình qua văn chương.
Với những đóng góp xuất sắc cho văn học, bà đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: Giải Văn học Park Hwa-mok (2010), Giải Nhà thơ trẻ Thơ và Thi học (2011), Giải thưởng lớn Văn học Phật giáo Hàn Quốc (2018), Giải Văn học Dongguk lần thứ 32 (2019), Giải phê bình Văn học Yeongrang (2020), và Giải Văn học Woltan Park Jong-hwa lần thứ 7 của Hội Nhà văn Hàn Quốc (2021). Gần đây nhất, bà nhận được Giải Tác phẩm Văn học dành cho Tuổi trẻ (2024).
Năm 2005, bà cũng nhận được học bổng sáng tác của Hội đồng Nghệ thuật Hàn Quốc nhằm ghi nhận đóng góp của bà cho nền văn học.
Hiện bà là Chủ tịch của “Hiệp hội Văn học Thế giới Hàn Quốc”.
Giữa hoàng hôn và tiếng đàn vĩ cầm
Ở ranh giới giữa Croatia và Serbia,
Thảo nguyên Pannonian trải ra một tấm bản đồ mới.
Núi hiện lên, mở lối và chặn đường,
Núi luôn là chủ nhân của những lối đi hùng vĩ nhất.
Anh đang làm nhiệm vụ nào đó chăng?
Sông Danube
Lặng lẽ rời khỏi thành phố
Giữa ánh hoàng hôn và tiếng đàn vĩ cầm.
Một ngày, biến mất mà chẳng chịu tan đi,
Vắt ngang eo núi như một ý nghĩ lười biếng.
Ai đó,
Nhẹ nhàng như chạm vào con trai khổng lồ,
Khép lại cánh cửa một ngày.
Như một từ duy nhất
Trời và đất là đôi môi của vĩnh hằng.
Ở đó,
ta sống như một từ duy nhất.
Như chiếc nhẫn đeo mà chẳng biết
bàn tay nào từng đeo nó vào,
con người sống, vừa vặn trong thế giới này.
Hôm nay,
ta không biết mình đang ở đâu.
Chỉ đứng đó—
Tay khắc dấu tay,
chân in dấu chân.
Cuộc đời là hành trình tìm đường trong khoảng trống.
Lũ chim biết rằng
khoảng trống chính là vĩnh hằng.
Sống là vượt qua hết ranh giới này đến ranh giới khác.
Đời càng đi, càng lạnh.
Thời gian từng viết nên họ
rồi cũng bỏ họ mà đi.
Vào một ngày xuân khi hoa anh đào làm bạn cùng gió,
những toà nhà như núi,
những con hẻm như thung lũng,
những con người như làn nước.
Người ta, mòn mỏi vì điều xa lạ,
giữ gìn nó dè dặt, sợ quen mất đi.
Một thiên thần lướt qua môi họ,
nảy ra một nụ cười.
(HFT chuyển ngữ từ bản tiếng Anh)
——————————
Poet Dr. Siyoung Doung graduated from the Department of Korean Language and Literature at Dongguk University and went on to earn a Ph.D. in Korean Language and Literature from Hanyang University. She further expanded her academic pursuits by studying humanities at Regensburg University in Germany. Her teaching career includes positions as a professor at Korea Tourism University and Jilin University of Finance and Economics in China.
Her literary journey began in 2003 with her poetry debut in the literary magazine Dacheung. Since then, she has published numerous poetry collections, including Future Hunting, In Search of a Strange God, The Phone Call from God, The Eyes of November, The Carnival of Time (Anthology), Was It You, Was It Me, or Was It Longing?, The Scent of Secrets, Aria of Everyday Life, The River Flowing Under the Pen, The Magic Letters, and The Horizon Never Gets Wet. In addition to poetry, Doung has contributed significantly to literary research with works such as Roh Cheon-myung’s Poetry and Semiotics, Korean Literature and Semiotics, and Semiotics of Modern Poetry. Her exploration of literature extends into travel writing, with essay collections like Encountering Culture Through Travel and Encountering Travel Through Literature. Her literary excellence has been recognized with numerous prestigious awards, including the Park Hwa-mok Literary Award (2010), Poetry and Poetics Young Poet Award (2011), the Grand Prize at the Korean Buddhist Literature Awards (2018), the 32nd Dongguk Literary Award (2019), the Yeongrang Literary Award for Criticism (2020), and the 7th Woltan Park Jong-hwa Literary Award by the Korean Writers’ Association (2021). Most recently, she received the Literary Youth Work Award in 2024.
In recognition of her contributions to literature, She was also a recipient of a creative grant from the Arts Council Korea in 2005.
She is the President of ‘Korean Association of World Literature’
Between the Twilight and the Sound of the Violin
At the border of Croatia and Serbia,
The Pannonian Plain lays out a new map.
Mountains emerge, opening roads and blocking them
Mountains are always the masters of the grandest paths.
Are you on some errand?
The Danube River
Slips out of the city
Between the light of twilight and the sound of the violin.
A day, vanishing so as not to disappear,
Crosses the mountain’s waist like a lazy thought.
Someone,
Like a gently touched giant clam,
Closes the door on the day.
황혼과 바이올린 소리 사이로
크로아티아와 세르비아 경계
판노니아 평원이 새로운 판을 짠다
산이 나와 길을 내고 길을 막고
산은 언제나 가장 큰 길의 주인
무슨 볼일 보고 가나?
도나우강이
황혼과 바이올린 소리 사이로
도시를 빠져나간다
사라지지 않으려 사라지는 하루가
게으른 생각처럼 산허리를 넘는다
누군가
살짝 건드려 놓은 대왕조개처럼
하루가 문을 닫고 있다
Like a Single Word
The sky and the earth are the lips of eternity.
There,
we live like a single word.
Like a ring worn without knowing
whose hand placed it,
people live, fitted into the world.
Today,
I do not know where I am.
Just standing—
Hands engraving handprints,
feet engraving footprints.
Life is finding a path in the void.
Birds know
that the void is eternity.
Living is the breaking of one boundary after another.
Life grows colder as it goes on.
The time they wrote
abandons them in the end.
On a spring day when cherry blossoms befriend the wind,
mountain-like buildings,
valley-like alleys,
water-like people.
People, worn by strangeness,
save it sparingly, fearing they might grow used to it.
An angel slips between their lips,
and they take out a single smile.
한 마디 말처럼
하늘과 땅은 영원의 입술
거기,
한 마디 말처럼 우리는 산다
누구의 손에 끼웠는지
모르고 사는 반지처럼
세상에 끼워 사는 사람들
오늘은
어디 있는지 몰라
그냥 서 있는 곳
손으론 손자국 판화
발로는 발자국 판화
삶은 허공에서 길 찿기
새들은 안다
허공이 영원이라는 걸
사는 건 경계가 경계를 허무는 것
목숨은 갈수록 쌀쌀한 남
그들이 쓴 시간이 그들을 버린다
벚꽃이 벗하는 봄날
산 같은 빌딩
계곡 같은 골목
물 같은 사람들
사람들은 낯섦이 닳아
익숙해질까 봐 아껴 쓰고 있다
입에 드나드는 천사
웃음 하나 꺼내 본다