• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Phan Văn Chương
    26 Tháng 6, 2024
    Thơ Đỗ Thị Minh Thúy
    23 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái
    12 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: TÌM Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI QUA TRANG VIẾT
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > TÌM Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI QUA TRANG VIẾT
Góc Nhìn Nhà VănThơ

TÌM Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI QUA TRANG VIẾT

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 16 Tháng 3, 2025 3:00 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

(Tuệ Mỹ bình thơ Võ Thị Như Mai)

 

NỖI BUỒN TRÊN CÁNH ĐỒNG CHỮ

 

Ngày tươi đẹp tôi mở trang sách thơm

Dòng chữ mềm rơi xuống

Cơn gió bay qua miền ký ức

Hồn nhiên nhắc chuyện đời

 

Có cánh buồm chữ vang vọng biển khơi

Được viết từ bàn tay qua thời giông bão

Nghiêng ngả rơi trên vạt áo

Đứng dậy xếp thành hàng

 

Những nếp chữ nghiêm trang

Vững vàng cội mai giữ một thời đã mất

Mùa con ong đi lấy mật

Lời hồi âm từ phương Nam xa xôi

 

Bản thảo như những câu hò đưa nôi

Đưa ta về làng quê yên ả

Ngày chưa biết gian truân vất vả

Sách vở rung nhịp đập trái tim

 

Thời gian trôi tôi mải miết kiếm tìm

Ý nghĩa cuộc đời qua từng trang viết

Thao thức cùng sóng văn và tiếng Việt

Những ký tự tri âm

 

Có những nỗi buồn thầm lặng

Vận vào người nông dân cấy cày

Trên cánh đồng chữ nghĩa

Bóng đêm như con hổ mang

trườn ra tứ phía

Nuốt chửng từng luận điểm tiêu đề

 

Chúng mình đi dọc triền đê

Thả cánh diều tuổi thơ

Dệt mơ vào mộng

Tạm quên con chữ ngã sóng soài

Bên kia bờ đại dương xanh riết róng

Thắp bóng đêm bằng nụ hôn mây.

 

                  Võ Thị Như Mai

          Trên Facbook, 27/02/2025

 

 Lời bình:

Nhan đề bài thơ “Nỗi buồn trên cánh đồng chữ” của nữ sĩ Võ Thị Như Mai gây ấn tượng cho tôi ở cụm từ “cánh đồng chữ”. Đây là cách nói khác của từ “sách”. Sách là kho tàng tri thức, văn hóa, các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật…của nhân loại được lưu giữ qua nhiều thế hệ, qua lớp lớp thời gian. Nhưng nội hàm về “sách” mà nữ thi sĩ đề cập đến trong bài thơ này không bao hàm cả nhân loại mà chỉ trong phạm vi đất nước mình, dân tộc mình. Đó là những trang sử Việt, văn hóa Việt và văn học Việt. Mỗi lần đọc lại những trang sách này là mỗi lần cảm xúc thi sĩ thăng hoa. “Nỗi buồn trên cánh đồng chữ” là kết quả của mạch cảm xúc này.

 

Bài thơ dài 7 khổ được viết theo thể thơ tự do. Chủ thể trữ tình trực tiếp hiện diện để đối thoại với bạn đọc những suy tư của mình về ý nghĩa của sách.

           Ngày tươi đẹp tôi mở trang sách thơm

           Dòng chữ mềm rơi xuống

           Cơn gió bay qua miền ký ức

           Hồn nhiên nhắc chuyện đời

Khổ thơ đầu đã mở ra trước mắt bạn đọc tâm tư thế của một người đang đọc sách. Tâm thế nhập thân, tư thế sẵn sàng cho những “chuyến bay” vào trang sách. Chỉ ở tâm tư thế này thì Tôi mới chọn “ngày tươi đẹp” để “mở trang sách” và gọi những trang sách mình chọn đọc là “trang sách thơm”. Đúng vậy, sách “thơm” bởi vì sách quý giá, sách bồi dưỡng tâm hồn con người những điều tốt đẹp, thiện lành. Sách thơm đã trò chuyện cùng Tôi, đưa Tôi về “miền ký ức” và bao “chuyện đời” được “nhắc” lại, sống lại trong Tôi.

Nhắc Tôi nhớ lại những trang sử hào hùng của dân tộc với những trận thủy chiến được viết nên “từ bàn tay qua thời giông bão”. “Thời giông bão” mà tác giả nói ở đây phải chăng là thời dân tộc ta diệt Nguyên- bình Minh- đạp Thanh. Gần nhất là cuộc hải chiến ở Trường Sa, Hoàng Sa mà tiêu biểu là trận chiến Gạc Ma 14/3/1988, người lính biển đã sẵn sàng hy sinh tính mệnh để  bảo vệ chủ quyền lãnh hải của ta. Họ là những người dám lấy máu của mình để viết nên những trang sử vàng cho dân tộc. Trang sử vàng có hình ảnh những con thuyền chiến trương buồm thẳng đánh vào tàu thù đã đi vào trang thơ Võ Thị Như Mai hóa thành “cánh buồm chữ” đầy tự hào. Những “cánh buồm chữ” bỗng chốc làm hiển hiện trước mắt người đọc sách khí thế tiến công, khí phách hiên ngang của người lính biển dù có lúc “nghiêng ngả” mà vẫn “Đứng dậy xếp thành hàng”.

“Trang sách thơm” lại tiếp tục dẫn Tôi về miền đất phương Nam:

           Những nếp chữ nghiêm trang

           Vững vàng cội mai giữ một thời đã mất

           Mùa con ong đi lấy mật

          Lời hồi âm từ phương Nam xa xôi

Nói đến phương Nam, tác giả chỉ chọn một hình ảnh đặc trưng biểu tượng cho miền đất này là “cội mai”. Không nói cây/hoa mai mà là “cội mai” tức là muốn nói đến gốc rễ, cội nguồn văn hóa dân tộc. Sách viết về cội nguồn thì còn gì thích hợp khi gọi là “nếp chữ”. Mà đã gọi là “nếp” (nề nếp, lề thói, phong tục) thì phải “nghiêm trang” tôn vinh văn hóa quê nhà. Dù trải qua bao thăng trầm của thời đại, các giá trị vật chất có thể “mất”, có thể phôi phai theo thời gian nhưng “cội mai” vẫn “vững vàng”, mọi giá trị tinh thần vẫn được “giữ” trường tồn cùng “nếp chữ”.

Rồi trang sách thơm lại mang Tôi về “làng quê yên ả”:

        Bản thảo như những câu hò đưa nôi

        Đưa ta về làng quê yên ả

      Ngày chưa biết gian truân vất vả

     Sách vở rung nhịp đập trái tim

“Câu hò đưa nôi” chẳng phải là lời ru của mẹ? Bằng lời ru, mẹ đã gửi vào tiềm thức con điệu hồn dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn con bằng những câu hò. Theo tác giả thì “những câu hò đưa nôi” là “bản thảo”. Mà từ “bản thảo” đến khi thành “sách vở” phải trải qua một quá trình chỉnh chữa, in ấn. Cách nói này giúp người đọc liên tưởng đến quá trình hình thành nhân cách của con từ những câu hò mẹ ru cũng tựa như quá trình hình thành cuốn sách. Lúc nghe câu hò đưa nôi (bản thảo) là lúc con “chưa biết gian truân vất vả” của những người dân chân lấm tay bùn, những con người đã làm nên sự sống bằng việc “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” (Ca dao).  Nhưng nhờ lời ru của mẹ đã lặn vào tiềm thức con để khi lớn lên, con ý thức được rằng “Sách vở rung nhịp đập trái tim” mình. Vậy ra, “những câu hò đưa nôi” tuy chỉ là “bản thảo” nhưng đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách. Suy rộng ra, để có “sách vở” làm “rung nhịp đập trái tim” thì cần phải có một “bản thảo” tốt. Và, nói như vậy cũng tức là nhà thơ muốn tôn vinh lời ru của mẹ- một “bản thảo” tốt cho một “cuốn sách” tốt trong việc hình thành nhân cách.

Thoát ra ngoài miền ký ức từ những trang sách, Tôi trở về thực tại để suy tư:

              Thời gian trôi tôi mải miết kiếm tìm

              Ý nghĩa cuộc đời qua từng trang viết

              Thao thức cùng sóng văn và tiếng Việt

              Những ký tự tri âm

Vâng, sách là “Những ký tự tri âm”. Người bạn tri âm này đã khiến “tôi mải miết kiếm tìm/ Ý nghĩa cuộc đời qua từng trang viết”. Nhiều người đi tìm ý nghĩa cuộc đời bằng những ngả đường khác nhau, còn Tôi chỉ biết kiếm tìm qua sách. Với Tôi, đọc sách là con đường tốt nhất để rèn luyện, tu dưỡng nhân cách, để sống một cuộc đời đáng sống và ý nghĩa nhất. Sách có ý nghĩa rất lớn với Tôi như vậy sao Tôi không thể “Thao thức cùng sóng văn và tiếng Việt” được. Bởi “thao thức” nên dù Tôi sống ở đâu, ở phương trời nào, “tiếng Việt”, tiếng mẹ đẻ vẫn ngấm trong hơi thở, nhịp tim Tôi. Và, “sóng văn” luôn ùa ập vỗ vào lòng Tôi. Đương nhiên vậy, bởi Tôi rất thấm thía câu nói “tiếng ta còn là nước ta còn”(Phạm Quỳnh). Tiếng Việt ta luôn gắn liền với vận mệnh Tổ quốc ta. Và, văn chương có quyền năng rất lớn “chiếm lĩnh trái tim và tâm thức người đọc, đánh thức lương tri, lương tâm và lương năng của họ” (Mai Văn Phấn). Là người cầm bút, Võ Thị Như Mai luôn “thao thức cùng sóng văn và tiếng Việt” nên chị không chỉ giữ gìn sự trong sáng tiếng mẹ đẻ bằng sáng tác văn chương của mình mà còn đưa tiếng Việt và văn chương Việt đến với thế giới theo cách riêng của chị.

Sau giây phút suy tư về hành trình đi kiếm tìm ý nghĩa cuộc đời qua sách vở, Tôi tiếp tục đọc sách.

               Có những nỗi buồn thầm lặng

               Vận vào người nông dân cấy cày

              Trên cánh đồng chữ nghĩa

              Bóng đêm như con hổ mang

              trườn ra tứ phía

              Nuốt chửng từng luận điểm tiêu đề

Mỗi lần đọc là mỗi lần nhập tâm vào trang sách thậm chí nhập thân vào nhân vật. Nhân vật mà tác giả nhập thân lần này là người nông dân. Bởi nhập thân nên người đọc sách mới thấu cảm “nỗi buồn thầm lặng” của họ. Sách viết về họ được gọi là “cánh đồng chữ nghĩa”. Đây cũng là hình ảnh thơ được kiến tạo dựa vào sự liên tưởng hợp lý giữa “nông dân” và “cánh đồng”. “Trên cánh đồng chữ nghĩa” kia có những “luận điểm” và “tiêu đề” gì mà khiến người đọc sách mường tượng “Bóng đêm như con hổ mang/ trườn ra tứ phía/ Nuốt chửng từng luận điểm tiêu đề”? Hẳn là cuộc đời người nông dân rất “gian truân vất vả”, đầu tắt mặt tối, suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” (thành ngữ). Chưa kể một thời nô lệ sưu cao thuế nặng, họ phải “bán vợ đợ con”. Quả vậy, viết về người nông dân, nhiều người cầm bút rất cám cảnh cuộc đời họ như “Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy” (Tắt đèn- Ngô Tất Tố). Cái tiền đồ “tối đen mực” đã “vận” vào người nông dân và thấm vào ngòi bút của nhà văn nên khi đọc “cánh đồng chữ nghĩa”, Võ Thị Như Mai có một liên tưởng rất hợp lý “Bóng đêm như con hổ mang/ trườn ra tứ phía/ Nuốt chửng từng luận điểm tiêu đề”. Có lẽ đây là những “luận điểm”, “tiêu đề” mà thi sĩ quan tâm nhất, trăn trở, suy tư nhiều nhất  nên dù  đã tiếp nhận bao nhiêu nội dung sách khác nhau mà Võ Thị Như Mai vẫn lấy “Nỗi buồn trên cánh đồng chữ” làm tiêu đề cho bài thơ. Phải chăng thân phận con người mới là là điều  khiến Võ Thị Như Mai quan tâm nhất khi đọc sách?

Rời trang sách, chủ thể trữ tình lại trở về thực tại để tìm về tuổi thơ:

            Chúng mình đi dọc triền đê

            Thả cánh diều tuổi thơ

            Dệt mơ vào mộng

            Tạm quên con chữ ngã sóng soài

            Bên kia bờ đại dương xanh riết róng

            Thắp bóng đêm bằng nụ hôn mây.

Lần trở về này không chỉ một “Tôi” mà là “Chúng mình”. Xem ra Tôi không chỉ đọc sách một mình mà còn rủ rê, khuyến khích các bạn mình cùng đọc, cùng đồng hành với mình trên con đường đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua sách vở. Tìm về tuổi thơ là tìm về thời hồn nhiên vô tư chỉ biết “Dệt mơ vào mộng” để “Tạm quên con chữ ngã sóng soài”. “Con chữ ngã sóng soài” phải chăng là hệ lụy của ngòi bút bị bẻ cong? Một khi ngòi bút nhà văn bị bẻ cong, sách không còn đáng đọc thì làm sao giúp ta tìm được ý nghĩa cuộc đời?  Bởi xã hội có hai mặt thì văn chương cũng có Tốt- Xấu mà. Kể cũng buồn! Nhưng thôi hãy “tạm quên” mà tiếp tục “Thắp bóng đêm bằng nụ hôn mây”. “Bóng đêm”ở câu thơ cuối cùng của bài thơ có lẽ là sự nối dài liên tưởng từ “Bóng đêm như con hổ mang” ở khổ thơ trước. Cuộc đời tối tăm của bao phận người hiện lên trên trang sách cần ta “thắp sáng”. Muốn thắp sáng đời họ cần có nhiều yếu tố, nhiều “sức mạnh” khác nhưng riêng Võ Thị Như Mai đơn giản chỉ bằng “nụ hôn mây”. “Nụ hôn mây” là hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến tình yêu bao la, lan tỏa như mây vây kín bầu trời và nhẹ nhàng bay. Chỉ có tình thương bao la mới thắp sáng bao cuộc đời còn tăm tối. Đấy là tình người mà ta đã học được từ sách. Đấy cũng là ý nghĩa cuộc đời mà sách đã dạy ta. Và đấy cũng là thông điệp mà Võ Thị Như Mai muốn gửi gắm qua bài thơ này.

Chân dung người đọc sách lộ diện hoàn chỉnh. Say mê đọc, trân trọng từng trang sách tốt và nhận thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn khi đón nhận ánh sáng từ trang sách.   Nhẹ nhàng đến với sách nhưng sâu sắc, thâm trầm trong tư duy tiếp nhận. Trạng thái cảm xúc của người đọc sách luôn đổi thay. Buồn vui, hào hứng say mê rồi suy tư, trăn trở về cuộc đời trên từng con chữ. Đương nhiên vậy, cuộc sống thiên hình vạn trạng đi vào sách thì cũng muôn màu tiếp nhận khác nhau. Qua lăng kính tiếp nhận của Võ Thị Như Mai, một người cầm bút có tâm huyết với cuộc đời thì “Sách là thầy là bạn của ta” (danh ngôn) và sách cũng là nơi gửi gắm tâm tư, nỗi lòng của thi sĩ. Bài thơ “Nỗi buồn trên cánh đồng chữ” là sự chia sẻ của Võ Thị Như Mai về giá trị của sách mà bản thân tác giả đã trải nghiệm. Một lời sẻ chia bằng thơ hết sức nhẹ nhàng mà thuyết phục. Thuyết phục bạn đọc không chỉ bằng cách biểu đạt bằng hình tượng, hình ảnh thơ đẹp giàu sức gợi, bằng ngôn từ giản dị sáng trong mà còn bằng trái tim nhiệt huyết, chân thành của nữ sĩ.

Bình Định, 10/3/2025

TUỆ MỸ

More Read

Thơ Nguyễn Khang
ẤN TƯỢNG VỀ MỘT BẬC LƯƠNG Y – CƯ SĨ GIỮA ĐỜI THƯỜNG
GIÁO SƯ LÊ VĂN LAN – TRÍ TUỆ VƯỢT THỜI GIAN
Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”
Thơ Lee Nan-hee (Hàn Quốc)             
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article LỆ CHI VIÊN VÀ NỖI ĐAU NHÒA LỆ ĐÁ
Next Article Truyện ngắn Ngô Nữ Thùy Linh

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh năm 1954 tại làng Sitovo…

17 Min Read
Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và…

16 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Thơ Nguyễn Khang

Mở cửa gặp nắng giăng tơ/ Gặp hồn lạc bước…

23 Tháng 5, 2025

Lá thư của cô bé 13 tuổi gửi Tổng thống Mỹ – Nhà văn Bulgaria với Tình yêu Việt Nam

Trong những năm tháng khốc liệt…

21 Tháng 5, 2025

Mẹ tôi vất vả cả đời

Chỉ mới đấy thôi vậy mà…

19 Tháng 5, 2025

Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”

Tư tưởng Hồ Chí Minh là…

18 Tháng 5, 2025

Hà Nội vào mùa cây sấu nở hoa

Cứ đến hẹn lại tới, khi…

17 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Thơ

Nhất

Tôi muốn vẽ bức tranh hoành tráng/ Cỡ như miêu tả mặt trời…

2 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a literary translator and a historical researcher.

3 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

Nhớ anh Lân Cường

Tôi mạn phép gọi PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường…

8 Min Read
ThơVĂN HỌCVĂN THƠ TRĂM MIỀN

Thơ Nguyễn Hữu Thịnh

Nguyễn Hữu Thịnh tên thật là Nguyễn Văn Thịnh, bút danh: Tân Sinh, Hàn Tương Thi, sinh năm 1981 tại…

5 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?