• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Chùm thơ thiếu nhi song ngữ của tác giả Dương Khâu Luông
    25 Tháng 7, 2024
    Thơ Niê A Dũng
    1 Tháng 1, 2025
    Latest News
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
    Truyện ngắn Thanh Tám
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: CHUYỆN VIẾT ĐẢO NGƯỢC TỪ
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > CHUYỆN VIẾT ĐẢO NGƯỢC TỪ
Góc Nhìn Nhà Văn

CHUYỆN VIẾT ĐẢO NGƯỢC TỪ

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 29 Tháng 6, 2024 11:25 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Nguyễn Ngọc Phan

Viết đảo ngược từ có lẽ xuất hiện đã lâu. Từ lúc chữ quốc ngữ còn rất trẻ. Cách nay hàng trăm năm, để diễn đạt cuộc sống tù túng, quanh quẩn, tẻ nhạt của cô Kiều, cụ Nguyễn Du từng viết: Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng. Trên tuần báo Văn Nghệ, nhân kỷ niệm 75 năm ra số đầu tiên, in truyện được giải cuộc thi truyện ngắn năm 1967 có câu: “…không nói được hết những ý nghĩa nấu nung. (Thông thường người ta dùng từ nung nấu). Vậy là từ “nung nấu” bị đảo tính đến nay cũng đã hơn nửa thế kỷ… Tuy nhiên trước nay ít người để ý. Vì hiện tượng này họa hoằn mới bắt gặp. Nhưng mấy năm gần đây, trường hợp viết đảo từ xuất hiện tràn lan và ngày một tùy tiện.

Những từ ngữ vốn dĩ rất quen thuộc từ bao đời, cả trong ngôn ngữ viết và trong giao tiếp hàng ngày, nay bỗng dưng bị người ta viết đảo ngược. Nhà văn, nhà báo đua nhau viết ngược từ. Cứ như cái mốt thời thượng. Thậm chí có cả những nhà lý luận phê bình văn học cũng viết đảo ngược từ một cách tùy tiện. Vô hình trung làm méo mó ngôn ngữ Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Đầu tiên là trong thơ. Những dẫn chứng sau trích ra từ các bài thơ trên báo và trong các tập thơ:

– Ngã vào nàng cúc dịu dàng xuyến xao

– Bao năm rồi lòng ta hằng nhung nhớ

– Ta như đứa trẻ cút côi ngồi chờ trông quà mẹ

– Xin được thứ tha đôi phần

………………..

Thơ thì bảo vì lý do vần điệu đã đành, nhưng ngay ở lĩnh vực văn xuôi- truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết; đến sách, báo lý luận phê bình với chức năng uốn nắn, hướng dẫn việc sử dụng ngôn ngữ cũng viết từ đảo ngược! Có khi chỉ một trang báo hoặc một trang tiểu thuyết (xuất bản mấy năm gần đây), cũng có đến ba, bốn chỗ Viết từ đảo ngược.

Công bằng mà nói, có trường hợp đảo ngược từ như câu thơ của cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều là rất hay. Đảo thế là rất tài tình. Và thực ra cũng dễ hiểu. Vì ở đầu câu đã có “Nay hoàng hôn”, chứ không phải tự dưng cụ viết “hôn hoàng” một cách đột ngột, khó hiểu. Còn nhiều trường hợp rất khó chấp nhận như đã dẫn ở trên, hoặc như: Bà vội vàng ôm cháu dấu yêu ơi. Thốt thưa với gió rằng mây….

Vì khuôn khổ trang báo, vì lẽ tế nhị, người viết bài này không nêu đích danh tên tác giả, tác phẩm hoặc tờ báo nào mà chỉ trích dẫn câu có từ đảo ngược cẩu thả: Mở cửa khỏa khuây. Bị lấp khuất sau. Không ngàng ngó gì đến. Nhiều cạnh khía khác nhau…

Thông thường khi nêu một vấn đề, chỉ cần đưa ra vài dẫn chứng. Nhưng trường hợp này phải có nhiều ví dụ nhặt từ trong sách, báo mấy năm gần đây để thấy mức độ trầm trọng của việc viết đảo ngược từ. Nào, Số phận cực cùng. Nào, Một đêm say lúy túy. Nào, Làm ăn bài bản, lang lớp hơn. Nào, Trong cõi vô hư…

Dòng sông xiết chảy. Chảy xiết là chảy mạnh. Không thể nói hoặc viết: Mạnh chảy được. “Chảy” là động từ. “Xiết” là tính từ. Chảy xiết để phân biệt với chảy xuôi, chảy lững lờ, chảy từ từ… Tuổi tên tô đẹp non sông. – Có tên rồi mới nói đến tuổi chứ! Vùi xác thân vĩnh viễn nơi này. Thân rồi mới đến xác. Có thân mới có xác. Anh đớn đau nhìn thấy. Đau mới là từ chính, đớn chỉ là từ phụ…

Không chỉ truyện và tiểu thuyết, mà trong bút ký, phóng sự, tản văn cũng nhan nhản cụm từ đảo ngược: Làm con người lắng lo. Không một đỡ nâng. Tình yêu là thứ mà càng giấu che. Nếu ủi an nữa. Thích cái đo đắn. Phận số con người. Của một khách du. Đàn ông là để cho phụ nữ tựa nương. Yêu cái vía hồn người viết…

Có những cây bút lão thành trong làng văn, làng báo cũng bị cuốn vào cách viết đảo ngược từ: Cần được khai triển; Khi lòng con nặng tính toan; Những vất vả toan lo.

Có trường hợp một câu văn ngắn mà có tới hai chỗ đảo ngược từ không hợp lý: Chị là bản nguyên và cô ấy là một tác phẩm phỏng mô. Một danh thơm cợt trêu của tạo hóa đau đáu nỗi âu lo.

Có trường hợp vừa khó đọc, vừa nghịch tai: Một hợp tập văn bản. Rói tươi hoa Phượng. Hắn tỏ ra bỉ khinh.

Hầu như mở tờ tuần báo nào cũng thấy có cụm từ bị đảo ngược: Khi anh từ tạ, cúi xuống chào. Biện bầy trên mặt bàn.

Nếu có ai đó khai sinh ra một từ đảo ngược thì y như rằng ít lâu sau có người học luôn. Ví dụ trong một bài lý luận phê bình có câu: “….chính là ánh phản sâu sắc nhất”. Lập tức tuần sau có người viết: “Ánh phản một nền văn minh đã có tự bao đời”. Thế rồi liên tiếp báo khác có người a dua:

“Những hiện vật tìm thấy ánh phản nơi đây đã từng có nền văn minh khá sớm”. “Những quan hệ tình cảm muôn màu sắc ánh phản đời sống tâm hồn con người….”. Thật là ngô nghê, vô lý, phản cảm.

Qua những dẫn chứng trên đủ thấy việc viết đảo ngược từ rất tùy tiện. Đã đến lúc phải dóng lên hồi chuông cảnh báo. Dư luận bạn đọc và không ít người sáng tác, những người viết theo lối truyền thống rất khó chịu, nhiều khi đang đọc phải dừng lại, phải lắc đầu với lối viết đảo ngược từ như thế.

Mong rằng những người cầm bút – các nhà văn, nhà báo trước khi viết đảo ngược cụm từ nào hãy thận trọng. Xem có cần thiết không? Đảo ngược như thế nó có giúp ích gì cho câu văn thêm ấn tượng. Nếu không, thì kiên quyết không sử dụng từ đảo ngược bừa bãi.

Ngôn ngữ là thể hiện đời sống tinh thần của con người, là một khía cạnh đại diện cho văn hóa của một đất nước, một dân tộc. Xin đừng bóp méo ngôn ngữ.

Nhà văn, nhà báo là người có trọng trách giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ. Là người hướng dẫn dư luận, hướng dẫn bạn đọc dùng từ sao cho đúng, lại càng không thể viết đảo ngược từ tùy tiện.

TAGGED:Nguyễn Ngọc Phan
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article CÂU CÁ RỒNG
Next Article Rì rào cõi Tự Thanh thơ!

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Cuối tháng 3 năm 2025 nhằm vào tháng 2 năm Ất Tỵ,…

83 Min Read
Truyện ngắn Trần Thủy

Trần Thủy sinh năm 1976 tại Hà Nội, hiện chị đang sinh…

35 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Nhất

Tôi muốn vẽ bức tranh hoành tráng/ Cỡ như miêu…

9 Tháng 5, 2025

Bùi Xuân

Bui Xuan is a poet, a…

8 Tháng 5, 2025

Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung…

8 Tháng 5, 2025

Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh…

7 Tháng 5, 2025

VINH DANH VÕ THỊ NHƯ MAI TẠI PERTH: NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ LAN TỎA VĂN HÓA VIỆT QUA THI CA VÀ NGÔN NGỮ

Chiều ngày 7 tháng 5 năm…

7 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Chân Dung Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

Nhớ anh Lân Cường

Tôi mạn phép gọi PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường…

8 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngĐối Thoại Với Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

Tọa đàm về liên kết ba “nhà”: nhà văn, nhà xuất bản, nhà in

Ngày 21/4/2025, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra tọa đàm…

8 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

Nét đẹp nhẹ nhàng “ Ngày ấy và bây giờ” của nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh

Hành trình năm năm để hoàn thiện một bài thơ, có quá dài hay không?

14 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănThơ

DẤU ẤN LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TÌNH YÊU TRONG TRƯỜNG CA BƯỚC GIÓ TRUYỀN KÌ CỦA NHÀ THƠ PHAN HOÀNG

Trường ca Bước gió truyền kì của nhà thơ Phan Hoàng, được xuất bản năm 2016…

23 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?