• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Ngô Mậu Tình
    18 Tháng 6, 2024
    Thơ Nguyễn Minh Tâm
    23 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Thơ thiếu nhi Huyền Nhung
    28 Tháng 5, 2025
    Thơ Lý Hữu Lương
    28 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Đức Toàn
    28 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái
    12 Tháng 5, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Nữ văn hào đoạt giải Nobel Văn chương ‘trở lại’ sau 20 năm cùng bộ tiểu thuyết
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG > Chân Dung Cuộc Sống > Nữ văn hào đoạt giải Nobel Văn chương ‘trở lại’ sau 20 năm cùng bộ tiểu thuyết
Chân Dung Cuộc Sống

Nữ văn hào đoạt giải Nobel Văn chương ‘trở lại’ sau 20 năm cùng bộ tiểu thuyết

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 14 Tháng 5, 2024 11:41 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Tuấn Duy

Sau 2 thập kỷ, nữ nhà văn Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel Văn chương Pearl S. Buck sẽ trở lại với độc giả Việt qua 3 tác phẩm: ‘Đất lành’, ‘Đời con’ và ‘Ly tán’.

Pearl S. Buck là nhà văn được giới phê bình và độc giả khen ngợi vì những mô tả mang tính đột phá về đời sống nông thôn Trung Hoa. Bà nổi tiếng trên toàn thế giới khi được trao giải Nobel Văn chương 1983. 

Sinh năm 1892 tại Hillsboro, West Virginia, Mỹ, nhưng hầu hết 40 năm đầu đời bà lại sinh sống ở Trung Quốc. Là con gái một nhà truyền giáo tại tỉnh Chiết Giang, bà nói được cả tiếng Anh và tiếng Trung, đôi khi được người ta gọi bằng cái tên Trại Trân Châu. 

Sau quãng thời gian về Mỹ học đại học, bà trở lại Trung Quốc. Năm 1917, bà theo chồng đi truyền giáo tại miền Bắc Trung Quốc. Hai vợ chồng đến sống tại một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh An Huy, rồi chuyển tới Nam Kinh – nơi họ sống với nhau trong 13 năm.


Nhà văn Pearl S.Buck. Ảnh: The Guardian

Giống như nhân vật Vương Long trongĐất lành, gia đình Pearl S. Buck đã nếm trải những giai đoạn hỗn loạn bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc vào đầu thế kỷ 20. Giai đoạn trưởng thành tại đất nước này đã truyền cảm hứng cho văn nghiệp của bà, bắt đầu bằng việc xuất bản các bài tiểu luận và truyện ngắn trên tạp chí Nation và Atlantic Monthly trong những năm 1920. 

Tiểu thuyết đầu tay Gió đông, gió tây ra đời một năm trước Đất lành gây tiếng vang lớn. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết sau viết về cuộc đời thăng trầm của người nông dân Vương Long từ con người xuất thân khiêm nhường đến khi trở thành một địa chủ giàu có mới thực sự là bước đột phá. Tác phẩm là tập đầu tiên trong bộ 3 Đất lành (1931), Đời con (1933) và Ly tán (1935). Bộ 3 này được tôn vinh vì khơi gợi lên mối đồng cảm của thế giới phương Tây đối với Trung Quốc.

Đất lành đã bán được hàng triệu bản, trở thành sách bán chạy nhất tại Mỹ trong năm 1931 và 1932, được dịch sang hơn 30 thứ tiếng và nhanh chóng được chuyển thể thành kịch trên sân khấu Broadway và phiên bản điện ảnh ra mắt năm 1937. 

Cuốn tiểu thuyết đã giành được gần như mọi giải thưởng văn học vào thời điểm đó, gồm giải Pulitzer năm 1932, huy chương William Dean Howells cho tác phẩm hư cấu xuất sắc năm 1935, đưa tên tuổi Pearl S. Buck lên tầm cao mới. 

Lớn lên tại đây, thấu hiểu và yêu mến mảnh đất này, nét văn hóa độc đáo của Trung Quốc và tâm hồn nhạy cảm của bà là nền móng hoàn hảo cho Đất lành. Cuốn sách đúng như tên gọi, là câu chuyện về đất và người, về tình yêu và hy sinh, về giàu có và nghèo khổ, về dục vọng và giản đơn. 

Các dịch giả Nguyễn Tuấn Bình, Nguyễn Vân Hà, Nguyễn Quang Huy chia sẻ: “Là câu chuyện về nông dân, được kể bằng giọng nông dân, vì thế ta sẽ không thấy các kỹ thuật hành văn phức tạp, chỉ có lời kể, kể và kể trong các tác phẩm này. Tự thân câu chuyện truyền tải ý nghĩa tới người đọc. Một câu chuyện trần trụi, về tình cảnh trần trụi, của một gia đình bé mọn, sống chết với đất và làm giàu từ đất”.

Năm 2004, Đất lành trở lại danh sách bán chạy sau khi được người dẫn chương trình truyền hình Oprah Winfrey chọn cho Câu lạc bộ Sách của mình.


Bộ 3 tác phẩm của Pearl S.Buck sắp quay lại với độc giả Việt Nam. Ảnh: Bình Books

Đời con tiếp nối Đất lành với sự biến chuyển thời cuộc. Nếu bối cảnh Đất lành là xã hội phong kiến triều Thanh khi Nho giáo còn tồn tại, các giá trị như hiếu đễ, trọng nam khinh nữ được đề cao, thì đến Đời con, những giá trị này dần bị phá bỏ. 

Nhân vật chính của Đời con là Vương Mãnh Hổ, từ đứa con căm hận cha, bỏ nhà ra đi, tự tìm đường sống riêng, giờ đây đã trở thành một lãnh chúa, tướng quân lừng lẫy, uy quyền một vùng. Song, cũng như tập đầu, tập kế tiếp này cũng có những mặt đối nghịch, giữa Mãnh Hổ và hai anh, giữa Mãnh Hổ và con trai Vương Nguyên – như một dấu chuyển sang cuốn Ly tán.

Trong khi đó các tình tiết trong Ly tán – tập 3 và tập cuối của bộ truyện – diễn ra trong thời kỳ hiện đại, đúng hơn là giai đoạn giao thời của xã hội Trung Quốc khi các giá trị xã hội cũ không còn, các giá trị xã hội mới đang thành hình. 

Theo các dịch giả, tập này “có lẽ gần gũi nhất với bạn đọc ngày nay, bởi nó đầy ắp những đối nghịch do thời cuộc, do khoảng cách thế hệ, được khắc họa đậm nét, tinh tế, nhiều chỗ rất xúc động dẫu mông lung y như tuổi trẻ chênh vênh giữa ngã ba cuộc đời này. Song rốt cuộc, cái đọng lại không phải là đúng sai trong cuộc chiến giữa cái cũ và cái mới, giữa thế hệ trước và thế hệ sau… mà là tình người”.

Sau Đất lành, Buck vẫn tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm khác, đề cập tới muôn mặt đời sống của đất nước đang thay da đổi thịt này. Là một người Mỹ lớn lên trên đất Trung Hoa, tác phẩm của Buck khai thác nhiều điểm khác biệt giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại, và thường khắc họa kiếp sống lầm than của tầng lớp dưới đáy trước những biến động xã hội.


Ảnh minh họa trong sách. Ảnh: Bình Books

Năm 1973, bà mất vì ung thư phổi ở Vermont. Theo lời cố Thủ tướng Chu Ân Lai, Pearl S. Buck là “người bạn của nhân dân Trung Hoa”. Ngôi nhà cũ bà từng sống ở Triết Giang giờ trở thành bảo tàng vinh danh di sản của bà. Bên cạnh việc sáng tác, bà cũng là người giới thiệu tuyệt tác Thủy Hử đến thế giới phương Tây.

Với sự nghiệp sáng tác chói sáng của mình, Pearl S. Buck được trao giải Nobel Văn chương năm 1938 và là người phụ nữ Mỹ đầu tiên đoạt được giải thưởng danh giá này, vì “những miêu tả chân thực và đặc sắc về cuộc sống nông dân Trung Quốc”.

Nguồn: Báo Thanh Niên

TAGGED:Pearl S. Buck
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG, VIẾT THẾ NÀO CHO PHẢI?
Next Article Truyện ngắn Phạm Xuân Đào
Leave a comment

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh năm 1954 tại làng Sitovo…

17 Min Read
Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và…

16 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Thơ thiếu nhi Huyền Nhung

Tác giả Huyền Nhung tên thật là Trần thị nhung…

28 Tháng 5, 2025

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988…

28 Tháng 5, 2025

Thơ Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn sinh năm 1978…

28 Tháng 5, 2025

Thơ Lại Văn Phong

Em đã giấu/ điều gì trong…

27 Tháng 5, 2025

Vịn thơ để sống và truyền cảm hứng

Chỉ trong quý I năm 2025,…

25 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Chân Dung Cuộc Sống

Hoài nhớ về những ngày hè tuổi thơ

Cứ mỗi khi tiếng ve râm ran kêu hoài trên các vòm cây đại thụ ven đường phố…

7 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

ẤN TƯỢNG VỀ MỘT BẬC LƯƠNG Y – CƯ SĨ GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Lần đầu tiên tôi gặp Thầy Chân Không Không là trong một sự kiện…

7 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngCỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI

Lá thư của cô bé 13 tuổi gửi Tổng thống Mỹ – Nhà văn Bulgaria với Tình yêu Việt Nam

Trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam…

4 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngĐối Thoại Với Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

GIÁO SƯ LÊ VĂN LAN – TRÍ TUỆ VƯỢT THỜI GIAN

Tôi có dịp gặp lại Giáo sư Lê Văn Lan trong một sự kiện đặc biệt tháng năm 2025…

7 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?