• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Em bận lắm không cùng anh hò hẹn 
    2 Tháng 8, 2024
    Thơ Phùng Thị Hương Ly
    25 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Thơ Trần Sang
    27 Tháng 6, 2025
    Truyện thiếu nhi Lê Trung Cường
    27 Tháng 6, 2025
    Thơ Tạ Thị Thảo
    8 Tháng 6, 2025
    Thơ thiếu nhi Bùi Minh Huế
    8 Tháng 6, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Thơ tình Nguyễn Công Trứ
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > Thơ tình Nguyễn Công Trứ
Góc Nhìn Nhà Văn

Thơ tình Nguyễn Công Trứ

Mai Văn Hoan
Last updated: 17 Tháng 6, 2024 10:40 chiều
Mai Văn Hoan
Share
SHARE

Mai Văn Hoan

Nguyễn Công Trứ từng làm Tham tụng bộ Lại, Thị lang bộ Hình, Thượng thư bộ Binh… Đương thời ông đã nổi tiếng là một vị tướng tài ba, một nhà doanh điền kiệt xuất. Thế nhưng khi nói về mình ông chỉ tự hào có hai điều: Thứ nhất không ai “ngất ngưởng” bằng ông; thứ hai không ai “đa tình” như ông. Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” đến mức “bụt cũng phải nực cười” vì đi vào chùa vẫn mang theo các cô đào. Cái kiểu cưỡi bò vàng, đeo đạc ngựa, chỗ đuôi bò treo cái mo cau, người ta hỏi, nói “để che miệng thế gian” thì không chỉ trong triều mà cả ngoài đời cũng chẳng ai “ngất ngưởng như ông”. Còn “đa tình” thì hãy đọc thơ ông sẽ biết. Nguyễn Công Trứ làm thơ vịnh “chí nam nhi”, vịnh “nhân tình thế thái”, vịnh các danh lam thắng cảnh, các nhân vật lịch sử… và dành khá nhiều bài thơ để vịnh chữ tình. Một người đồng hương sinh trước ông 12 năm là Nguyễn Du cũng làm quan nhà Nguyễn, cũng đa tình và viết thơ tình rất hay. Nhưng Nguyễn Du chỉ nói gián tiếp qua mối tình Thúy Kiều – Kim Trọng, còn Nguyễn Công Trứ thì trực tiếp diễn tả tình cảm của mình. Một vị quan đại thần lại đi viết thơ tình quả là điều “xưa nay hiếm” trong chế độ phong kiến vốn rất kiêng kị nếu không nói là “dị ứng” đối với thứ tình cảm rất người này. Có hàng trăm, hàng nghìn định nghĩa về tình yêu trai gái, Nguyễn Công Trứ định nghĩa theo cách riêng của mình: “Cái tình là cái chi chi!”. Mới đọc qua “Cái tình là cái chi chi” của Nguyễn Công Trứ người ta dễ nhầm với “cái tình chi” trong Nước non ngàn dặm ra đi. Xem xét kĩ ta mới thấy đây là hai cách nói hoàn toàn khác nhau. Nếu “Cái tình chi” trong “Nước non ngàn dặm…” là tình cảm của Huyền Trân công chúa đối với quê hương, đất nước, đối với những người thân yêu trước khi bước chân ra đi làm dâu xứ người theo sự sắp đặt của vua cha thì “Cái tình là cái chi chi” của Nguyễn Công Trứ lại nói đến tình yêu nam nữ. “Cái tình chi” thuần túy trữ tình, còn “Cái tình là cái chi chi” ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh. “Cái chi chi” rất khó nắm bắt. Tình yêu vừa đơn giản, vừa phức tạp, vừa cụ thể, vừa mơ hồ. Với người này tình yêu là hạnh phúc. Với người kia tình yêu là đau khổ. Tình yêu có thể chắp cánh cho con người bay tận trời xanh cũng có thể đẩy con người xuống bờ vực thẳm. Tình yêu không chỉ làm “đổ quán xiêu đình” mà có khi còn làm cho “nghiêng nước, nghiêng thành”. Bao nhiêu nhà văn, nhà thơ đã viết về tình yêu. Tình yêu là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn. “Cái tình là cái chi chi” vừa là câu hỏi, vừa là câu trả lời. “Cái chi chi” ấy đã “làm khổ” Nguyễn Công Trứ, “làm khổ” biết bao người trên thế gian này.

Đa tình là dở

Đã mắc vào đố gỡ cho ra

Khéo quấy người một cái tinh ma

Trói buột kẻ hào hoa biết mấy!

(Vịnh chữ tình)

“Cái chi chi” ấy có một sức mạnh hết sức ghê gớm:

Đã gọi người nằm thiên cổ dậy

Lại đưa hồn lúc ngũ canh đi

(Vịnh chữ tình)

Càng tài hoa thì càng đa tình. Càng đa tình thì càng bị “cái tinh ma” nó “quấy”. Vốn là người tài hoa nên Nguyễn Công Trứ hiểu thế nào khi “sa lưới” tình yêu. Ông đã từng “bổi hổi, bồi hồi…” mất ăn, mất ngủ vì nhớ mong người đẹp:

Tương tư không biết cái làm sao

Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào!

Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện,

Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao.

Trăng soi trước mắt ngờ chân bước,

Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào,

Một nước, một non, người một ngả,

Tương tư không biết cái làm sao?

(Tương tư)

Bài thơ diễn tả thật sinh động nỗi nhớ người yêu. Nhớ nên hay tưởng tượng: ở đâu, lúc nào cũng như nhìn thấy, nghe thấy hình bóng, tiếng nói của người mình yêu. Đã “sa lưới” tình yêu thì “đố gỡ cho ra”. “Cái tình chi” ấy đã bao lần làm cho nhà thơ tan nát cõi lòng. Đó là lúc nhà thơ chia tay với người mình yêu:

Tình ấy trăng kia như biết với

Chia làm hai nửa giọi hai bên

Một danh tướng can trường như ông, một viên quan đại thần “ngất ngưởng” như ông thế mà khi đứng trước sự bội tình đã phải thốt lên những lời thê thiết:

Non nước, nước non ngao ngán nỗi

Cỏ hoa, hoa cỏ ngẩn ngơ chiều

(Trách tình nhân)

Tranh vẽ Nguyễn Công Trứ. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Trái tim nhà thơ mềm yếu làm sao! Nguyễn Công Trứ từng chiến thắng nơi chiến trường nhưng phải chịu “thất bại” trước tình yêu. Và nhờ nếm mùi “thất bại” ấy, nhờ trái tim bị tổn thương ấy, ông mới có thơ hay lưu lại cho hậu thế. Điều đó nói rằng dẫu là một danh tướng tài ba ông vẫn là con người. Trước tình yêu thì một vị tướng cũng tan nát trái tim như người bình thường. Có điều, dầu biết “Cái tình là cái chi chi” như thế, Nguyễn Công Trứ vẫn không chối bỏ tình yêu, ông vẫn cứ “chi chi với tình”. Chỉ đảo đi đảo lại hai chữ “chi chi” mà nói được bao nhiêu ý. Cái “chi chi” ở câu trên là cái chi chi của tình yêu. Còn “cũng chi chi với tình” là biểu hiện sự dấn thân. Biết đến với tình là “sa lưới”, là vướng vào “dây oan” là vào chốn “ngục tù”. Nhưng lạ thay người đời vẫn thích “sa lưới” vẫn thích vướng vào “dây oan” vẫn thích dấn thân vào chốn “tù ngục”. Nguyễn Công Trứ đã từng muốn “đem lạng vàng” để chỉ mua lấy “một tiếng cười” của người đẹp. Ông phát hiện ở người phụ nữ một sức hấp dẫn đến kỳ lạ. Dường như vẻ đẹp của họ không phôi phai cùng thời gian.

Nguyễn Công Trứ biết cách nói đùa, biết cách an ủi những vầng trăng ngay khi đã xế:

Trăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết

Hoa tàn song lại nhị càng tươi!

Chẳng thế mà khi đã vào tuổi “xưa nay hiếm” ông vẫn cưới vợ hầu 23 tuổi:

Tân nhân dục vấn lang niên kỷ

Ngũ thập niên tiền nhị thập tam

(Người vợ mới hỏi chồng bao nhiêu tuổi

Năm mươi năm trước ta hai ba tuổi!)

(Tuổi già cưới vợ hầu)

Ở phần cuối bài thơ, Nguyễn Công Trứ tự khẳng định:

Xưa nay mấy kẻ đa tình

Lão Trần là một với mình là hai!

Phải đặt vào địa vị của ông, đặt vào thời đại mà ông đang sống chúng ta mới thấy hết ý nghĩa mảng thơ tình mà Nguyễn Công Trứ gửi lại cho hậu thế.

Quả là xưa nay ít ai “ngất ngưởng” như ông; ít ai thành thật, bản lĩnh và đa tình như ông.

TAGGED:Nguyễn Công Trứ
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Hợp tác văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục Việt – Nga: Thách thức và triển vọng
Next Article Thơ Ngô Mậu Tình

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
“Hồi ức Thế Hùng”: Cuốn sách khắc họa 56 chân dung tài hoa của đất Việt

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2025 – Vào lúc 9…

7 Min Read
Trà Việt – Từ tinh hoa đến sức mạnh chữa lành và lan tỏa văn hóa

Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ…

13 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Ra mắt “Kể chuyện Bác Hồ” song ngữ Việt – Trung

Cuốn sách tái hiện những cột mốc quan trọng trong…

29 Tháng 6, 2025

Thơ Nguyễn Tuấn Khang

Em như gió thoảng chiều thu…

29 Tháng 6, 2025

Ta rồi sẽ già

Nếu một mai ta rồi sẽ già…

29 Tháng 6, 2025

Thơ Nguyễn Xuân Dương

NÚI XANH HOA TÍM ĐÔI BỜ/…

29 Tháng 6, 2025

Liên hoan thơ quốc tế Ignacio Rodríguez Galván lần thứ XV tại Mexico

Thành phố Tizayuca, Hidalgo, quê hương…

27 Tháng 6, 2025

You Might Also Like

Góc Nhìn Nhà VănThơ

KHÚC DƯ HƯƠNG TRONG CÕI VÔ THƯỜNG

Tôi đón nhận bản thảo tập thơ Khúc dư hương mùa hạ của Khương Thị Mến…

19 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănVăn

VĂN HỌC VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, là loại hình nghệ thuật phi vật chất…

16 Min Read
Góc Nhìn Nhà VănVăn

Nguyễn Văn Học và tập truyện khơi mở những vấn đề xã hội

“Cái chết của vua câm” (NXB Văn học) - tập truyện mới của Nguyễn Văn Học…

19 Min Read
Chân Dung Cuộc SốngĐối Thoại Với Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

TẢN ĐÀ SPA RESORT – NƠI THƠ VÀ THIÊN NHIÊN CÙNG HÒA CA

Có những vùng đất khi ta đến không mang theo kỳ vọng lớn lao…

9 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?