• Đọc theo cách của bạn
  • Bàn tròn & Chuyên đề
  • Không Gian Văn Học Số
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Sign In
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    VĂN THƠ TRĂM MIỀN
    Show More
    Top News
    HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
    1 Tháng 8, 2024
    Thơ Ngô Mậu Tình
    18 Tháng 6, 2024
    Thơ Nguyễn Minh Tâm
    23 Tháng 8, 2024
    Latest News
    Truyện ngắn Viên Nguyệt Ái
    12 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Song Dương
    6 Tháng 5, 2025
    Thơ Nguyễn Hữu Thịnh
    6 Tháng 5, 2025
    Truyện ngắn Trần Thủy
    16 Tháng 4, 2025
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
    TIN VẮN HỘI NHÀ VĂNShow More
    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời

    Nhà văn Khuất Quang Thụy qua đời chiều 5/3, sau thời gian…

    3 Min Read
    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23: “Tổ quốc bay lên” tổ chức ở Hoa Lư – Ninh Bình

    Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc…

    7 Min Read
    Nhìn lại quá trình công tác văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024

    Ngày 12/12/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn…

    12 Min Read
    Khai mạc Kỳ họp thứ IX Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

    Tagline

    3 Min Read
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Toạ đàm thảo luận sách: TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1925 – 1945: KHAI SINH VÀ TIẾN TRÌNH

    Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri thức xin…

    9 Min Read
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Reading: Về Tập thơ 1-2-3 LỐI SEN SƯƠNG của Vũ Thanh Thủy
Share
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt namTạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam
Font ResizerAa
Tìm kiếm
  • TRANG CHỦ
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
    • Chân Dung Cuộc Sống
    • Đối Thoại Với Cuộc Sống
    • Nhà Văn Với Nhà Trường
  • NHÀ VĂN
    • Góc Nhìn Nhà Văn
    • Tác Giả Mới
    • Không Gian Văn Học Số
  • VĂN THƠ TRĂM MIỀN
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
  • BẠN ĐỌC & LIÊN HỆ
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2024 Hội nhà Văn Việt nam I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam > Blog > NHÀ VĂN > Góc Nhìn Nhà Văn > Về Tập thơ 1-2-3 LỐI SEN SƯƠNG của Vũ Thanh Thủy
Góc Nhìn Nhà VănThơ

Về Tập thơ 1-2-3 LỐI SEN SƯƠNG của Vũ Thanh Thủy

Trần Quỳnh Hoa
Last updated: 6 Tháng 4, 2025 8:50 chiều
Trần Quỳnh Hoa
Share
SHARE

Đỗ Nguyên Thương

Biết em là nhà văn, từng viết nhiều thơ và truyện ngắn; biết em là phụ nữ của gia đình, đảm đang và chăm chỉ. Từng đọc em qua Vía đá, đã biết em yêu thơ 1-2-3. Hôm nay, được em tặng cả một tập thơ viết theo thể 1-2-3 mang tên Lối sen sương, thêm lần tôi nể trọng em – Nhà thơ Vũ Thanh Thủy.

“Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là một chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn 6 câu.

Đoạn 1 chỉ có 1 câu, tối đa 11 chữ, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.

Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ.

Đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ.

Chữ càng tinh lọc, càng đa nghĩa càng có giá trị.

Đề tài thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.

Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.

Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành thơ 1-2-3”.

Vâng, đó là tất cả những gì cần thiết cho tác giả khi sáng tác thơ 1-2-3. Tôi “đem thước” ấy áp cho thơ của Vũ Thanh Thủy. Tất nhiên, không thể chỉ đo đếm một cách cơ học hay áp đặt một cách máy móc. Và bước đầu nhìn nhận, cả tập thơ nhỏ xinh 45 bài thơ của Vũ Thanh Thủy đều đảm bảo cấu trúc và yêu cầu cơ bản về hình thức, nội dung.

Dễ dàng nhận thấy tập thơ chia 4 phần với các tên gọi: SEN, VỌNG, ĐỜI, NÚI.

Sen gồm 4 bài thơ: Bạch liên, Lối sen sương, Giấc luân hồi và Sen thanh tân. Ngay cách đặt nhan đề cho mỗi bài thơ đã chiếm được cảm tình của người đọc, thậm chí đầy sức gợi, khiến trí tò mò không bị ngủ quên. Vũ Thanh Thủy không thuần túy tả sen mà nhìn sen như một sinh thể sống động, có tư duy, có cảm xúc như con người. Kiếp sống của sen cũng là kiếp luân hồi. Đã là hoa, dù là vua của các loài hoa thì cũng không tránh được quy luật “sớm nở tối tàn”, vòng đời ngắn ngủi. Tuy nhiên, dẫu là quy luật thì khi “chuyển kiếp” cũng không khỏi bâng khuâng và có phần đau đớn:

Bạch liên

 

Sen rùng mình trút giấc mùa thiên thần

xuống mặt bàn loang ố

        

Người tri kỷ châm trà nhìn bạch liên bong từng lớp đời

thác về nơi hoa không sinh ra

uống cả nỗi buồn tha hương chưa kịp tới.

“Người tri kỷ” đọc được nỗi niềm của sen, sinh ra từ nơi khác, khi thành hoa, làm đẹp cho đời, “thác về nơi hoa không sinh ra”, buồn. Đây là nỗi buồn mang tính nhân sinh đáng trân trọng. Vòng đời của sen qua thanh tân, qua cống hiến, làm đẹp cho đời là “thác về nơi hoa không sinh ra”. Tuy nhiên, từ cánh sen, nụ sen, nõn đến cẫng sen khi hoa tàn đều được nâng niu trong ánh nhìn tri kỷ. Chỉ vậy thôi, đủ thấy vẻ đẹp nhân sinh trong sáng tác của nhà thơ.

Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online

Phần 2 với tiêu đề “VỌNG”, là quá khứ, trong đó, nổi lên là quá khứ của gia đình, chủ yếu là nỗi nhớ về người Cha, người Mẹ – về Đấng sinh thành với tấm tình ấm áp, yêu thương của người con hiếu thảo. Vũ Thanh Thủy quê gốc Hà thành, sinh sống tại Đất Tổ Vua Hùng. Quá khứ của Vũ Thanh Thủy có một người Cha đáng kính, là họa sỹ, là người có tài năng và ý chí, rời Hà thành theo tiếng gọi của tình yêu. Mẹ của nhà thơ cũng là họa sỹ, đẹp người, đẹp nết. Nghe nói mối tình của người Cha khá éo le, trắc trở. Vượt qua rào cản của gia đình và sự xa xôi cách trở về địa lý:

Cha dời Hàng Bông ngược rừng gánh nặng nghĩa trăm năm

Chuyến xe ly hương xa khuất

Đất mới vỡ hoang cha giấu kỹ phận mình

        (Cha ngược rừng gánh nghĩa trăm năm)

“Cha nguyện làm người tỉnh lẻ/ Từ khi hiểu mẹ thăng trầm”

Cảm động trước mối tình của Cha dành cho Mẹ, lại hồi ức về kỷ niệm đẹp, khi bé được Cha mua “tặng búp bê” và hạnh phúc khi “Tôi lớn bằng nào bố mẹ vẫn dõi theo”. Nhớ Cha mẹ là nhớ về những nỗi niềm đau đáu của cha mẹ lúc sinh thời

Cha mẹ sinh con là phận nữ

 

Cha mẹ sinh con là phận nữ

Càng yêu thương càng lo rằng nó khổ

 

Trước khi dạy chữ đã răn biết nghĩa tình

Cổ học tinh hoa cùng những lời bình

Con ngấm khi chưa thuộc lòng chữ cái

Vì được thừa hưởng những lời răn dạy từ cha mẹ, từ cổ học tinh hoa nên Vũ Thanh Thủy biết sống ân tình. VỌNG là phần thứ 2 trong tập thơ đã thể hiện rõ điều đó. Phần 3 có tên ĐỜI, ở đó nhắc tới Anh, tới Chị, tới các mối quan hệ dọc, ngang và đau đáu phận mình

Đời đàn bà bước qua nắng quái

 

Vệt nắng xiên qua thẩm thấu vị cuộc người

Đời đàn bà như vừng dương xuống núi

 

Rùng mình mở chiếc tủ quá khứ

lục tìm chiếc áo ảo nhất mặc vào hiện tại

Quên mình ngắm lại bỗng vui.

“Nắng quái” trong dân gian là ánh nắng chiều của những ngày mùa hạ, nắng rất gay gắt, khiến con người khi tiếp xúc cảm thấy khó chịu hơn cả nắng chính ngọ. Nắng quái giống nắng “xiên khoai” thường xiên ngang. Bởi vậy, tác giả liên tưởng khá sâu sắc qua câu thơ “Vệt nắng xiên qua thẩm thấu cuộc đời”. Đàn bà bước qua nắng quái là đàn bà không còn trẻ nữa, từng trải nghiệm đắng cay của cuộc đời. Tôi đặc biệt thích câu “Rùng mình mở chiếc tủ quá khứ”, cái rùng mình kia phản ánh chiều sâu nội tâm, có u ẩn, có hoài niệm, có tiếc nuối… Đơn giản nhất là nuối tiếc tuổi trẻ không thể lặp lại; tâm trạng hơn là nuối tiếc thời trẻ nhiều kỷ niệm đẹp đẽ … Trong tủ quá khứ có cái áo ảo nhất, mặc vào để quên mình trong hiện tại, để vui… Bất giác tôi nhớ tới hình ảnh cô Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, khi muốn mặc áo đẹp là khi muốn đi chơi, đi chơi theo tiếng sáo của đêm tình mùa xuân réo rắt, gọi mời. Như thế có thể hiểu dẫu thân là của hiện tại thì tâm vẫn thuộc về quá khứ và tuổi trẻ là sức sống, là tình yêu… Cho hay, bài thơ này dùng khá nhiều hình ảnh ẩn dụ, và biện pháp tu từ đó đã phát huy tính năng tuyệt vời, khiến cho bạn đọc thấy bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.

Đó là một trong những nét cảm xúc tâm trạng rất thực, rất ĐỜI.

ĐỜI còn lưu dấu ấn về nhiều bài thơ nói về những đặc sắc của quê hương Đất Tổ. Nơi đó có Truyện cười Văn Lang

Truyện Văn Lang bay lan trên đồng ruộng

 

Những tiếng cười nở bung miền văn hóa

Vùng đất cội nguồn rơm rạ cưới ngô khoai

 

Truyện Văn Lang bay lan trên đồng ruộng

Mong ước lâu dần tích tụ hóa hài vui

Ai dừng chân Phú Thọ mà mua kho sảng khoái làng tôi.

Có lẽ cả nước đều từng đọc hoặc nghe khái niệm “Văn Lang cả làng nói phét”. Nói phét ở đây chính là khả năng gây cười, sản phẩm của trí tuệ, là niềm tự hào của quê hương Phú Thọ nói chung và vùng đất Văn Lương- huyện Tam Nông (tên Văn Lang xưa) nói riêng. Khi viết:

Những tiếng cười nở bung miền văn hóa

Vùng đất cội nguồn rơm rạ cưới ngô khoai

Vũ Thanh Thủy hẳn mang theo niềm tự hào về nét đẹp văn hóa quê hương. Nơi ấy có câu chuyện “Củ sắn xuyên qua đường 24”, có câu chuyện trèo lên cây rau dền nhìn thấy Thủ đô Hà Nội, có câu chuyện người phụ nữ đi làm đồng về, rũ cạp váy ra là cả nhà được bữa canh cua thật đặc, thật ngon… Những câu chuyện ấy gắn với nền văn minh lúa nước, gắn với gốc rạ, bờ tre đậm chất quê mộc mạc, ân tình, mời gọi “Ai dừng chân Phú Thọ mà mua kho sảng khoái làng tôi” để xả stress sau những ngày lao động vất vả. Mỗi bài thơ trong phần ĐỜI đều có vẻ đẹp riêng, làm nên giá trị cho cả tập thơ 1-2-3 Lối sen sương.

Khép lại tập thơ là phần NÚI với 4 bài thơ Cái mình sống cạn lòng với núi, Từ đất nứt điều kỳ ảo, Chợ tan dong cái nhớ và Người thắp núi ấm lên. Mỗi bài thơ gọn gàng 6 câu thơ ăm ắp tình núi, cảnh núi. Trong đó, bám dai dẳng vào tiềm thức người đọc là “Chợ tan dong cái nhớ”

Chợ tan dong cái nhớ

 

Có một nàng Tây Bắc gùi năm tháng đắm say

Cất thương vào xa lắc, mất! cuống cuồng quắt quay

 

Khèn yêu da diết gọi xiêu núi rừng chiều nay

Nàng bâng lâng tình cũ quên lối về một ngày

Chợ tan dong cái nhớ vắt vẻo bước vào mây.

Không nói chợ tan nỗi nhớ theo về mà nói “Chợ tan dong cái nhớ”, chắc hẳn tác giả am hiểu người dân Tây Bắc, đã từng khảo sát ngôn từ người miền núi nên cách thức đưa chất liệu hiện thực của cuộc đời vào thơ thật nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn. Thời điểm nhớ là lúc chợ tan. Vậy khi chợ chưa tan thì có gì hấp dẫn? Phải chăng đây là nỗi nhớ sau đêm “Chợ tình”?

Một số vùng đồng bào miền núi vẫn có chợ tình; Với Sa Pa chợ tình họp vào thứ 7 hàng tuần; Với  Mộc Châu – Sơn La chợ tình họp theo năm (Từ 28/8 đến mùng 2 tháng 9). Nhiều năm về trước, đến Chợ tình, trai gái được quyền tự do gặp lại người yêu cũ, được phép tâm tình qua đêm; hôm sau lại trở về với cuộc sống thường nhật. Nhiều người cho rằng chợ tình là nhân văn… Đến với Chợ tình, trai gái đã qua thì xuân sắc, bất kể tuổi tác, miễn là quá khứ họ có người yêu hoặc có chồng/vợ cũ, vì lý do nào đó mà không lấy được nhau. Hiện nay, Chợ tình không chỉ nơi hẹn hò của những người đã nên vợ nên chồng tìm về để gặp lại người yêu cũ mà còn là là nơi hẹn hò, nơi tìm vợ, tìm chồng của các chàng trai, cô gái trẻ. Bởi thế, đến với chợ tình là đến với nét đẹp văn hóa của Thành phố Sa Pa hay các cao nguyên lộng gió như Mộc Châu – Sơn La, Khâu Vai – Hà Giang…

Đến với chợ tình là đến với tình yêu cho nên người phụ nữ ngập tràn háo hức Có một nàng Tây Bắc gùi năm tháng đắm say/ Cất thương vào xa lắc, mất! cuống cuồng quắt quay”; đi theo tiếng Khèn yêu da diết gọi xiêu núi rừng chiều nay… để rồi quên lối về một ngày, sống cho mình, sống bằng cảm xúc mê say để mai ngày trở về hiện tại, thêm yêu cuộc đời. Theo với Chợ tan dong cái nhớ, lây cảm xúc nhớ nhung, tôi dong theo mình nỗi nhớ, niềm yêu được diễn tả một cách da diết và đằm sâu qua thơ Vũ Thanh Thủy.

Với phần 4 này, Vũ Thanh Thủy đã diễn tả một cách rất thơ, rất thực, rất đời những mối tình của NÚI! NÚI là hiện thực, NÚI là quá khứ, NÚI là tình yêu, NÚI là khát vọng, là nhân văn….

Tập thơ nho nhỏ, 45 bài thơ 1-2-3, mỗi bài mỗi vẻ nhưng cùng chung nét đẹp khi chúng là đứa con tinh thần của người phụ nữ chuyên chở cảm xúc nhân văn trong mạch nguồn cảm hứng!

Và, tôi đồng cảm với em – Nhà thơ Vũ Thanh Thủy.

Phú Thọ 4/7/2024

Vũ Thanh Thủy (trái) và Đỗ Nguyên Thương

More Read

GIÁO SƯ LÊ VĂN LAN – TRÍ TUỆ VƯỢT THỜI GIAN
Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”
Thơ Lee Nan-hee (Hàn Quốc)             
Nhất
Bùi Xuân
TAGGED:Đỗ Nguyên ThươngLối sen sươngVũ Thanh Thủy
Share This Article
Twitter Email Copy Link Print
Previous Article Hai chị em Hà Linh – Hà An tỏa sáng tại Festival Tài năng Piano toàn quốc 2025
Next Article Chương trình đối thoại: Sức mạnh mềm văn hóa

Bài nổi bật

Thơ Lý Hữu Lương

Lý Hữu Lương sinh năm 1988 tại Kiên Thành – Trấn Yên – Yên Bái, dân tộc Dao. Hiện anh…

By Đường Uyên 6 Min Read
Tác phẩm của Maria Filipova-Hadzhi, Bulgaria

Nữ tác giả Maria Filipova-Hadzhi sinh năm 1954 tại làng Sitovo…

17 Min Read
Tập thơ “Muối mặn dâng đời” của Nguyễn Đình Tâm ra mắt tại Mỹ

Tháng 4 năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong…

6 Min Read

Tác giả

Võ Thị Xuân Hà 1 Article
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà sinh tại Hà Nội.…
Sao Khuê 3 Articles
Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông…

Ý kiến

Mẹ tôi vất vả cả đời

Chỉ mới đấy thôi vậy mà cái thời gian khó,…

19 Tháng 5, 2025

Ngọn đuốc xanh cho mọi nền văn hóa– Phát hiện mới về Hồ Chủ tịch qua tập thơ “ÁNH DƯƠNG CÒN MÃI”

Tư tưởng Hồ Chí Minh là…

18 Tháng 5, 2025

Hà Nội vào mùa cây sấu nở hoa

Cứ đến hẹn lại tới, khi…

17 Tháng 5, 2025

Thơ Lee Nan-hee (Hàn Quốc)             

Vài nét về tác giả Lee…

15 Tháng 5, 2025

Vũ kịch Ấn Độ “Hành trình của Đức Phật Cồ-đàm” tại Hà Nội

Ngày 12/5/2025, tại Nhà Hát Lớn…

14 Tháng 5, 2025

You Might Also Like

Chân Dung Cuộc SốngGóc Nhìn Nhà Văn

Nhớ anh Lân Cường

Tôi mạn phép gọi PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường…

8 Min Read
CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚIThơ

Thơ tác giả Siyoung Doung (Hàn Quốc)

Nhà thơ, Tiến sĩ Siyoung Doung tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và Văn học Hàn Quốc…

16 Min Read
ThơVĂN HỌCVĂN THƠ TRĂM MIỀN

Thơ Nguyễn Hữu Thịnh

Nguyễn Hữu Thịnh tên thật là Nguyễn Văn Thịnh, bút danh: Tân Sinh, Hàn Tương Thi, sinh năm 1981 tại…

5 Min Read
Thơ

Chuyện những cái tên

Khi lịch sử sang trang/ Và cuộc sống đã muôn vàn tiến bước…

2 Min Read
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam

TỔNG BIÊN TẬP: TRẦN ĐĂNG KHOA

Phó tổng biên tập: Nhà văn VŨ ĐẢM
Đặc trách website: Nhà văn KIỀU BÍCH HẬU

Ban biên tập: NGUYỄN CHU NHẠC, NGUYỄN HỮU HÀ, BÙI HOÀNG TÁM, HOÀNG ANH SƯỚNG, LÊ VĂN VỴ
Giấy phép xuất bản: 232/GP-BTTT ngày 27/4/2021

Tòa soạn: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
✦Email: [email protected]
✦Tel: 094 735 8999

Văn phòng đại diện tại Bắc miền Trung: LÊ VĂN VỴ
Địa chỉ: Đông Tiến – Thạch Trung – Tp. Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh   Tel: 0964981345 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: PHẠM HÙNG PHONG
Địa chỉ: Golden King Tower, 15 Nguyễn Lương Bằng – PMH – Q. 7 – Tp. Hồ Chí Minh Tel: 028 710 88879

Văn phòng đại diện tại Tiền Giang: TRẦN ĐỖ LIÊM
Địa chỉ: Số 744 Lý Thường Kiệt – Phường 5 – Tp. Mỹ Tho – Tiền Giang  Tel: 0913962863

Văn phòng đại diện tại Bạc Liêu: LÊ THANH QUANG
Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch- P.1 – Tp. Bạc Liêu  Tel: 0939269779

News

  • BÀI NỔI BẬT
  • NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG
  • TIN VẮN HỘI NHÀ VĂN
Tạp chí Nhà Văn & Cuộc sống - Hội Nhà văn Việt nam © 2024 I✦I Hợp tác & phát triển bởi VietNet Ltd
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?