Danh mục: Đối thoại với cuộc sống

Home NHÀ VĂN & CUỘC SỐNG Đối thoại với cuộc sống
Một cuộc thi ý nghĩa, một tờ báo dũng cảm
Bài viết

Một cuộc thi ý nghĩa, một tờ báo dũng cảm

Vài năm gần đây, thể loại tiểu thuyết đã khởi sắc trở lại sau một thời gian dài trầm lắng. Cho dù nhu cầu hưởng thụ và sáng tác tiểu thuyết vẫn luôn có trong bạn đọc và thôi thúc những người cầm bút. Trên thực tế tiểu thuyết chưa bao giờ đứt đoạn trong tiến trình văn học, nhưng nó đã phải mất tới vài thập niên vất vả âm thầm sinh nở trong lặng lẽ.

Tôi viết tiểu thuyết chiến tranh khi chiến cuộc đã lùi xa
Bài viết

Tôi viết tiểu thuyết chiến tranh khi chiến cuộc đã lùi xa

Trong cuốn tiểu thuyết “Khắc tinh với thần chết” của tôi xuất bản năm 2023, tôi để cho Phạm Hữu Thẩm, một nhân vật chiến sĩ có trình độ văn hóa tương đối cao phát ngôn “Chiến tranh là một hiện tượng bất bình thường”. Nó không bình thường là bởi ở nơi chiến trận bom rơi đạn nổ suốt ngày đêm, đất đai bị cày đi xới lại, rừng cây bị thiêu cháy, không có loài chim nào xuất hiện ngoài hai loài quạ và kền kền.

Tọa đàm về tiểu thuyết Việt trong khu vườn mùa xuân
Bài viết

Tọa đàm về tiểu thuyết Việt trong khu vườn mùa xuân

Sáng ngày 23.03.2024, tại căn biệt thự thơ mộng Villa de Roses (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) của kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tùng, đã diễn ra buổi Giao lưu - Tọa đàm: Tiểu thuyết và Hiện thực Đổi mới Đất nước, được tổ chức bởi Thời báo Văn học Nghệ thuật. Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều tên tuổi gạo cội trong làng văn như: nhà văn Nguyễn Trọng Tân, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn,...

Tham luận tọa đàm Ngày Thơ Việt Nam 2024: Lưu Quang Vũ “Gã làm thơ da vàng”
Bài viết

Tham luận tọa đàm Ngày Thơ Việt Nam 2024: Lưu Quang Vũ “Gã làm thơ da vàng”

Nói về bản lĩnh và bản sắc của nhà thơ ở năm thứ 25 thế kỷ XXI tôi muốn nói đến cách thế tồn tại của thơ và nhà thơ ở Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) những năm 70 thế kỷ XX. Thời Vũ hồi đó là thời chiến tranh, thời chúng ta nay là thời hoà bình. Nhưng một bản lĩnh thơ như của Lưu Quang Vũ vẫn rất cần được nêu gương, học hỏi và phấn đấu để thơ Việt không ẻo lả và vô cảm với nhân dân, đất nước.

Tham luận tọa đàm Ngày Thơ Việt Nam 2024: Vài suy nghĩ về thơ dân tộc thiểu số trên hành trình hội nhập
Bài viết

Tham luận tọa đàm Ngày Thơ Việt Nam 2024: Vài suy nghĩ về thơ dân tộc thiểu số trên hành trình hội nhập

Thơ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu trong khoảng hai chục năm trở lại đây, nhất là vào thập niên đầu của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu là vô vàn nỗi lo cho hành trình đến tương lai của các nhà thơ DTTS, liên quan đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá trong thời kỳ hội nhập.

Tham luận tọa đàm Ngày Thơ Việt Nam 2024: Bản lĩnh thơ, cái phải được tôi rèn qua thử thách và thời gian
Bài viết

Tham luận tọa đàm Ngày Thơ Việt Nam 2024: Bản lĩnh thơ, cái phải được tôi rèn qua thử thách và thời gian

Theo tôi, bản lĩnh của một nhà thơ là điều không thể dễ dàng có ngay được đối với người cầm bút, cái đấy là một phẩm chất đặc biệt phải được mài giũa, được trui rèn, được thử thách qua thời gian. Ở một góc nhìn sâu xa hơn, ta thấy bản lĩnh của người viết còn phụ thuộc vào vốn đời sống, vào chính tài năng và năng lượng sáng tạo nghệ thuật của anh ta, nếu thiếu hai yếu tố này, tôi nghĩ bản lĩnh ấy khó mà thành công trên con đường đầy khó khăn, gian truân, thử thách của thi ca đích thực.

Tham luận tọa đàm Ngày Thơ Việt Nam 2024: Bản lĩnh nhà thơ trước mọi người và chính mình
Bài viết

Tham luận tọa đàm Ngày Thơ Việt Nam 2024: Bản lĩnh nhà thơ trước mọi người và chính mình

Vấn đề bản lĩnh, cá tính sáng tạo được nhắc đến nhiều khi nhà thơ, nhà phê bình, bạn đọc và cả báo chí, tìm và mong thấy được những giọng thơ - như cách gọi chung là mới mẻ, đặc sắc, có nét riêng không trộn lẫn. Hoặc khi đã nhận ra được thì người phê bình, viết báo… tích cực chứng minh, khẳng định cho điều đó trong một, một số tác giả thơ qua những tác phẩm mới hay một chặng đường sáng tác của họ.

Tham luận tọa đàm Ngày Thơ Việt Nam 2024: Bài thơ kiêu hãnh về tổ tiên
Bài viết

Tham luận tọa đàm Ngày Thơ Việt Nam 2024: Bài thơ kiêu hãnh về tổ tiên

Tôi nhớ, năm nào mẹ tôi cũng chọn những thân củi to, bén lửa nhất để vào bếp ủ cho cháy âm ỉ suốt đêm 30, bếp người Dao nào cũng thế, họ đều cố gắng duy trì ngọn lửa từ năm cũ sang năm mới. Trời hửng sáng, phụ nữ, trẻ con không được ra khỏi nhà, chỉ những người đàn ông mang theo nỏ của mình ra bắn khắp bốn phương tám hướng, vừa bắn vừa hô to để xua đuổi tà ma, yếm khí. Khi mọi việc xong xuôi, họ sẽ rửa mặt mũi, ăn mặc sạch sẽ và trở về ban thờ của dòng tộc mà cúi đầu, dâng lễ báo cáo tổ tiên về công việc đã làm được trong năm qua, kế hoạch trong năm mới và cầu mong tổ tiên tiếp tục ban phước, giúp cho thiên địa lợi, che chở cho con cháu vượt qua mọi tai ách, làm ăn may mắn, giữ nguyên được dòng dõi nguồn gốc… bằng cách đơn giản như thế, chúng tôi đã cùng nhau vượt qua những vùng kí ức bị lãng quên, bị biến dạng, bị chiếm dụng với một niềm tin tối thượng vào ý chí, tinh thần, trải nghiệm của tổ tiên để giữ khuôn mặt đặc sắc cho tộc người của mình.